Mọc mầm là một tính chất diễn tả sự “biến chất” của các loại thực phẩm. Nhiều loại hoa quả mọc mầm cực kì tốt cho sức khỏe, nhưng có nhiều loại vô cùng độc hại? Vậy khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không?
Contents
#Giải đáp: Khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không?
Trong chuyên mục ngày hôm nay, Bí Quyết Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm nào nảy mầm tốt cho sức khỏe. Cũng như giải đáp trọn vẹn câu hỏi “Khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không” nhé! Bởi lẽ, phụ thuộc vào điều kiện phát triển, dưỡng chất bên trong, sự tác động từ môi trường ngoài mà việc mọc mầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến chúng.
./ Một số loại thực phẩm tăng gấp đôi giá trị dinh dưỡng khi chúng mọc mầm
✪ Tỏi mọc mầm: Rất nhiều quan điểm cho thấy rằng tất cả mọi sản phẩm mọc mầm đều gây hại, tuy nhiên tỏi sẽ chứng minh cho bạn thấy điều ngược lại. Nghiên cứu chuyên sâu về tỏi chỉ ra rằng, bên trong mầm tỏi chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cùng vitamin C, A, chất xơ, cực kì tốt cho sức khỏe và nhan sắc đấy Không những thế, tỏi còn là loại thuốc chữa cảm cúm hiệu quả mà bạn cần tận dụng.
✪ Đậu tương mọc mầm: Đậu tương mọc mầm có thể sử dụng để làm sữa đậu nành, vừa ngon và bổ dưỡng. Đậu tương được đánh giá là một trong những loại đậu mang nguồn dinh dưỡng cao nhất, rất thích hợp cho những ai cần giảm cân
✪ Đậu Hà Lan: Cùng họ với đậu tương, đậu Hà Lan cũng mang một giá trị dinh dưỡng rất lớn, kể cả mầm đậu Hà Lan, điều này đã được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng từ chuyên gia khoa học. Vì thế, đừng bỏ đi nguồn dinh dưỡng này nếu chúng mọc mầm bạn nhé!
./ Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi mọc mầm. Liệu rằng khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không, có nằm trong số sản phẩm độc hại?
Bên cạnh những thực phẩm mọc mầm cực kì tốt cho sức khỏe thì song song đó cũng tồn tại rất nhiều sản phẩm cực độc khi chúng mọc mầm. Các loại củ mọc mầm không nên ăn mà bạn cần tránh là gì? Khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không? Cùng tìm hiểu ở thông tin bên dưới:
➽ Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến nhất mà chúng ta luôn được răn đe “phải bỏ ngay” khi chúng mọc mầm. Tại sao ư? Vì khoai tây khi mọc mầm, chúng sẽ sản sinh ra một hợp chất mang tên solaine. Đây được biết là một chất độc hại cực kì nguy hiểm, bên cạnh đó chúng còn gây vị đắng cho khoai tây.
Vậy đối với củ khoai mỡ mọc mầm có ăn được không? Câu trả lời là KHÔNG!
➽ Các họ nhà khoai cũng mang tính chất tương tự, như khoai mỡ, khoai tím, khoai sọ… Chúng không chỉ làm biến chất, mất đi khá nhiều dưỡng chất, khiến vị ngon không được như ban đầu mà còn gây độc.
Bạn sẽ dễ dàng gặp phải những triệu chứng như nôn ói, đau bụng, đi ngoài nhiều lần khi ăn phải những thực phẩm này. Chính vì thế, nếu gặp những thực phẩm với tình trạng này, hãy khoét bỏ phần mọc mầm đó và rửa thật sạch. Sau đó ngâm từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ trong nước muối để không gây ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
»» Có thể bạn chưa biết:
➽ Mầm măng và củ sắn cũng là sản phẩm bạn nên tránh. Cũng như khoai, mầm măng và sắn khi mọc mầm sinh ra chất độc alkaloid solanine. Tuy nhiên, chúng nặng hơn khoai ở triệu chứng, có thể gây đau đầu, tức ngực, nặng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, không rửa ruột và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Kết luận: Khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không?
Sau khi đã làm rõ vấn đề nêu trên, chúng ta đã đưa ra được một kết luận chặt chẽ cho câu hỏi “Khoai mỡ, khoai tím mọc mầm có ăn được không?”. Thì Bí Quyết Khỏe Đẹp xin khẳng định 100% là KHÔNG nên nhé! Vì ngoài việc các họ nhà khoai mọc mầm sẽ làm biến chất, mất đi vị ngon ban đầu. Thay vào mùi vị hăng nồng thì chúng còn cực kì nguy hiểm cho sức khỏe. Thực phẩm ngon thôi chưa đủ, còn phải an toàn và tốt cho sức khỏe.
Đừng quên gửi đến Bí Quyết Khỏe Đẹp mọi thắc mắc của bạn về làm đẹp, ăn uống, sức khỏe… để nhận được lời giải đáp cặn kẽ.