Bí quyết khỏe đẹp đã giải thích rõ ràng về thắc mắc “tại sao không được bóp má em bé”. Nếu đây cũng là câu hỏi bạn đang tìm kiếm câu trả lời, bạn đọc ngay bài viết nhé!
Em bé dễ thương với má phúng phính luôn khiến cho chúng ta “tan chảy” và muốn ngắt, bóp má em bé hay còn gọi một cách đơn giản là “nựng yêu” em bé. Tuy nhiên, nhiều người lớn cho rằng không nên bóp má của trẻ. Vậy tại sao không được bóp má em bé? Bí quyết khỏe đẹp đã giải thích chi tiết về câu hỏi này ở phần tiếp theo.
Contents
Giải đáp cặn kẽ “tại sao không được bóp má em bé”
Bóp má em bé tưởng chừng như là một hành động “nựng”, thể hiện tình yêu thương hết sức bình thường. Nhưng thực tế, không nên véo, bẹo má, bóp má em bé. Nguyên nhân là vì:
1/ Con có thể đau và khóc thét
Tại sao không được bóp má trẻ sơ sinh nhỉ? Nguyên nhân đầu tiên chính là việc véo má, bóp má không phải ai cũng có thể kiểm soát được lực tay. Bản thân người lớn cho rằng mình dùng lực rất nhẹ. Tuy nhiên, làn da e bé rất mỏng manh nên có thể làm cho con đau, khóc ré lên. Chưa kể đến, nhiều bé thường có tâm lý sợ hãi, căng thẳng khi có ai đó chạm vào mình nếu như không phải là người quen, người thân của mình. Thậm chí có bé còn sợ đến mức tối không thể ngủ được.
2/ Con có thể bị dị ứng hoặc viêm da
Véo má nhiều có sao không ta? Có chứ, rất nghiêm trọng là đằng khác. Vì người lớn thường phải làm việc nhiều, tay tiếp xúc với nhiều bụi bẩn vi khuẩn. Khi tiếp xúc với làn da non nớt của trẻ có thể khiến cho da của bé con, vốn đã mỏng manh và nhạy cảm dễ bị tổn thương, mắc các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da. Do đó, người lớn nên hạn chế chạm vào da mặt, miệng của trẻ nhé.
3/ Ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt
Véo má nhiều có bị xệ không có phải là thắc mắc của bạn? Theo như admin tìm hiểu, véo má, bóp má sẽ khiến phần thịt trên mặt em bé dễ dàng chảy xệ. Việc véo má quá nhiều sẽ gây mất cân bằng dẫn đến mặt bị méo, biến dạng vì gương mặt của bé vẫn còn phát triển cho đến khi 5 tuổi. Vậy trẻ sơ sinh bị xệ má phải làm sao, bạn có thể hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên gia, xem các bài tập điều chỉnh được bác sĩ hướng dẫn chi tiết nha.
Bên cạnh đó, tuyến nước bọt cũng như cơ quan tiết nước bọt của bé sơ sinh còn chưa được tách rời. Do vậy, khi nếu nhéo má, bóp má quá nhiều sẽ khiến bé chảy nước miếng, nguy cơ gây ra bệnh viêm khoang miệng cho bé.
4/ Ảnh hưởng đến thính lực của bé
Phụ huynh cần phải lưu ý rằng tuyến mang tai của bé sơ sinh rất non nớt, chưa được phát triển toàn diện. Nên khi bóp má, tuyến mang tai sẽ không chịu được lực tay của người lớn. Thậm chí còn có trường hợp móp má, véo má quá mạnh làm hỏng mô parotid, gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa cho bé… Vậy nên, việc véo má quá mạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của bé (do tuyến mang tai được nối liền với má)
5/ Ảnh hưởng đến thần kinh của bé
Thêm một tác hại nữa khi bóp má, véo má trẻ sơ sinh chính là có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Theo các chuyên gia, mỡ má của bé khá đầy đặn nhưng trương lực của cơ lại ở mức quá thấp. Vì vậy, khi bẹo má sẽ làm cho tổ chức phần mềm, huyết quản và thần kinh bé sơ sinh bị tổn thương.
Bí quyết khỏe đẹp đã giải đáp xong tại sao không được bóp má em bé. Với những nguy hiểm trên, người lớn nên hạn chế thói quen bóp má, véo má em bé nhé!
THEO DÕI THÊM