Bạn đang thắc mắc không biết có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không? Câu hỏi này đã được Bí quyết khỏe đẹp giải đáp cặn kẽ ở phần tiếp theo.
Với những bạn vừa mới lên chức “cha mẹ” thì chắc chắn sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ trong chuyện chăm sóc bé. Do đó, có hàng tá những thắc mắc mà các bậc phụ huynh không biết câu trả lời như thế nào. Một trong số đó là việc “có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?”. Để giúp bạn giải đáp câu hỏi này, Bí quyết khỏe đẹp đã tổng hợp các thông tin quan trọng sau đây.
Contents
Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không nhỉ?
Trước khi đến với phần giải đáp của câu hỏi “làm gì với tóc máu của trẻ sơ sinh”, admin sẽ giải thích một chút về tóc máu của bé để bố mẹ hiểu hơn nhé!
[Chi tiết] Tóc máu là gì vậy?
Tóc máu là thuật ngữ quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.
Bố mẹ có thể đã biết tóc máu là lớp tóc mọc đầu tiên trên đầu của trẻ sơ sinh. Nó được hình thành từ khoảng tuần thứ 24 trong thai kỳ.
Vai trò của tóc là: bảo vệ, giữ ấm cho phần thóp non của trẻ.
Trong nhiều quan niệm nó còn được xem là biểu tượng của may mắn, sức khỏe.
Nhiều phong tục văn hóa coi việc giữ tóc máu có ý nghĩa tâm linh may mắn. Chính vì thế nhiều người mong muốn tìm cách lưu giữ tóc máu.
Giữ tóc máu cho trẻ sơ sinh để làm gì?
Ngoài giá trị, quan niệm tín ngưỡng văn hóa như sự may mắn thì việc giữ lại tóc máu mang tính kỷ niệm rất cao. Tóc máu thường mềm và mịn nên sẽ được bố mẹ giữ lại một ý để ghi dấu những năm đầu đời của con.
Nếu bạn chưa biết làm gì với tóc máu của trẻ sơ sinh sau cắt hãy thử tạo món quà tặng khi lớn lên cho trẻ nhé!
Vậy có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?
Tất nhiên, đây là phạm trù tự nguyện của bố mẹ. Việc giữ hay không đều không có ảnh hưởng gì trực tiếp đến sức khỏe hiện tại của bé. Vậy nên nếu nơi bạn ở có phong tục giữ lại tóc máu thì hãy cứ giữ như một nét văn hóa đẹp.
Hoặc bạn chỉ đơn giản muốn cho con biết hành trình trưởng thành của mình và lưu giữ nó. Đây cũng có thể là món quà kỷ niệm dành cho chính bạn chẳng hạn. Tóm lại thì nên giữ hay không không quá quan trọng. Nếu bạn yêu thích và muốn giữ lại tóc máu hãy thử các cách lưu giữ tóc máu cho con nhé!
Các lưu ý khi cắt tóc máu cho bé bạn nên biết
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc liệu không cắt tóc máu có sao không? Đồng thời nhiều người muốn chọn thời điểm để cắt tóc. Sau đây Bí Quyết khỏe đẹp sẽ thông tin chi tiết đến phụ huynh các lưu ý nhé.
Thời điểm cắt tóc máu
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì thời điểm cắt tóc máu tốt nhất cho trẻ là 5 tháng tuổi trở lên.
Vì trước thời điểm đó da đầu của bé vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cho nên hãy cẩn thận bảo vệ đến hơn 5 tháng tuổi hãy cắt nhé!
Trường hợp tóc quá dày, bết, cứng, nóng gây khó chịu thì bạn chỉ cắt phần sợi tóc dài làm bé không thoải mái thôi. Đồng thời duy trì quá trình cắt nhẹ nhàng cẩn thận để tránh gây các tổn thương không đáng có cho bé.
Nếu bạn muốn biết nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào thì hãy thử tham khảo các ngày vượng ở phần tiếp sau đây nhé!
14 ngày vượng cắt tóc máu cho bé nhiều may mắn
Phụ huynh muốn cắt tóc cho bé đặc biệt là lần đầu cắt tóc móc. Hãy lựa chọn trong 14 ngày vượng dưới đây để loại bỏ điều xấu mang đến may mắn cho trẻ nhé!
- Ngày Mùng 3 bé vui vẻ.
- Ngày mùng 4 bé phú quý phước lộc trời cho.
- Ngày mùng 7 sức khỏe dồi dào
- Ngày mùng 8 sống thọ viên mãn
- Ngày mùng 9 tốt về mọi mặt
- Ngày mùng 10 tài lộc và quý nhân phù trợ
- Ngày 11 sáng dạ thông minh
- Ngày 13 mọi việc suôn sẻ
- Ngày 19 – 26 – 29 – gặp may mắn
- Ngày 24 tài phúc.
Tuy nhiên, việc chọn ngày này sẽ có sự khác nhau giữa mỗi tháng. Vì có tháng sẽ có ngày tốt xấu riêng.
Không nên cắt tóc cho bé vào ngày nào?
Theo một quan niệm dân gian thì những ngày đầu tháng như M1, M2, M3, ngày rằm và cuối tháng sẽ không được cắt tóc. Theo quan niệm ngày này bé sẽ gặp vận xui vì có nhiều âm khí. Bé sẽ dễ quấy khóc, khó chịu. Tương tự như trên thì bạn cũng cần chú ý đến tháng đó có ngày tốt ngày xấu nào cụ thể nha.
Tóm lại, việc có nên giữ lại tóc máu cho trẻ sơ sinh hay không sẽ là quyết định vui vẻ của phụ huynh nhé!
THEO DÕI THÊM