Bị mắc xương cá phải làm sao? Bạn đang “vướng phải” tình trạng oái ăm này chỉ vì không “lừa” xương cá được? Nó đang làm cho cổ họng của bạn khó chịu, đau đớn. Đọc ngay mẹo chữa cực hay và hiệu quả trong bài viết này nhé!
Contents
[Mẹo vặt] Bị mắc xương cá phải làm sao?
Cá là loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong thực đơn hằng ngày của chúng ta. Mặc dù thịt cá rất ngon, nhưng có những con cá đầy xương. Vì vậy, nếu không để ý, bạn sẽ bị mắc xương cá khi đang ăn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt. Thậm chí, nếu mắc phải xương cá to có thể gây nguy hiểm. Vậy bị mắc xương cá phải làm sao? Nhanh chóng đọc những biện pháp xử lý hiệu quả sau đây.
Làm gì khi bị mắc xương cá?
Việc ăn cá, nuốt thịt cá là chuyện bình thường. Thế nhưng, nếu bạn không chú ý, có thể có một vài xương cá còn “sót” trong thịt cá đấy! Đặc biệt là xương dăm, rất nhỏ và không dễ gì “lọc” sạch hoàn toàn. Những chiếc xương này sẽ không dễ dàng gì được trôi xuống dạ dày. Nó thường “ghé” đến một số nơi ở cổ họng và người ta gọi tình trạng này là hóc xương cá. Trước khi đến với lời giải đáp mắc xương cá ở cổ họng thì phải làm sao? Bạn hãy để ý những dấu hiệu nhận biết tình trạng này như sau:
- Cổ họng có cảm giác khó chịu, nhói nhói, châm chích.
- Cảm thấy đau, nhất là khi bạn phải nuốt.
- Sau khi hóc xương cá, bạn có thể bị ho.
- Rất khó nuốt.
- Khạc bị ra máu.
Không chỉ có trẻ em, người già mà ngay cả người lớn cũng rất dễ bị hóc xương cá. Nếu như bạn ăn nhanh, nhai không kỹ sẽ rất dễ bị mắc. Vậy bị mắc xương cá phải làm sao? hãy thực hiện những mẹo vặt chữa hóc xương cá sau, để có thể “cấp cứu” kịp thời khi gặp phải trường hợp này nhé!
❖ Nuốt cơm để trị hóc xương cá
Đây chắc chắn là mẹo trị hóc xương cá ở cổ phổ biến nhất. Thường được rất nhiều người áp dụng. Ngay khi bạn bị hóc xương cá, bạn chỉ cần nuốt một miếng cơm nắm là được. Thế nhưng, việc dùng cơm không được khuyến khích sử dụng. Nó chỉ có tác dụng với những chiếc xương mỏng, chưa bám vào sâu niêm mạc họng mà thôi! Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này. Đặc biệt với em bé càng KHÔNG được dùng, vì việc nuốt cơm rất dễ làm cho trẻ mắc nghẹn nguy hiểm.
❖ Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong
Theo kinh nghiệm chữa hóc xương cá dân gian, dùng mật ong cũng là biện pháp thường xuyên “truyền tai” nhau. Bạn chỉ cần dùng 2 muỗng mật ong (nguyên chất). Sau đó pha với một xíu nước cốt chanh và ngậm trong miệng khoảng vài phút. Thực hiện 5 lần là cảm giác khó chịu do hóc xương cá sẽ không còn. Vì trong mật ong và chanh có vitamin C, sẽ giúp cho niêm mạc họng giãn nở. Làm xương mềm ra và dễ dàng rời khỏi niêm mạc.
❖ Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa
Đây cũng là một trong những cách chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian vô cùng quen thuộc. Nó vô cùng tiện lợi vì chắc chắn đang ăn cơm sẽ có sẵn đôi đũa đúng không nè? Theo dân gian, bạn chỉ cần đổi đầu đũa lại. Hoặc bất kỳ thanh gỗ, nhành cây đang ở trước mặt (ví dụ như từ dọc thành ngang là được). Xương cá cũng sẽ “biến mất” ngay sau khi thực hiện. Thế nhưng, chẳng có cơ sở khoa học nào cho hành động này. Và nó chỉ mang tính chất “hên xui” nên rất ít có tác dụng với những chiếc xương “bự”.
❖ Dùng tỏi để chữa mắc xương cá
Sau khi bị mắc xương, bạn hãy bình tĩnh xác định xem mình bị mắc ở bên nào. Sau đó, lột một vài tép tỏi và nhét vào mũi. Nếu bị mắc xương bên phải, thì hãy nhét vào mũi bên trái và ngược lại. Khoảng một ít phút sau, bạn sẽ bị hắt hơi và nôn ra. Lúc này, chiếc xương cá “đáng ghét” sẽ rơi ra ngoài.
❖ Dùng vỏ cam để trị mắc xương cá
Nếu trong nhà có sẵn vỏ cam, bạn có thể lấy nó để nuốt. Nên ngậm một chặp cho mềm ra, để các chất tan trong miệng rồi mới nuốt xuống. Trong vỏ cam sẽ có những hoạt chất, giúp cho xương mềm ra và rơi theo nước bọt. Dùng ít vỏ cam thôi kẻo bị mắc nghẹn bạn nhé!
Nếu bạn không chịu được mùi hăng của vỏ cam, có thể dùng vitamin C để thay thế. Không chỉ làm cho xương cá mềm ra và rơi xuống dạ dày. Vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm do chiếc xương cá để lại. Do đó, bạn hãy ngậm một viên C sủi nhỏ.
Thế nhưng, với trẻ nhỏ bạn nên hạn chế dùng cách này. Vì trong C sủi có khá nhiều thành phần khác như: chất tạo hương, tạo màu… không tốt cho bé. Nhất là những bé nhỏ dưới 2 tuổi.
❖ Niệm câu thần chú chữa hóc xương
Nghe cũng rất thú vị đúng không nè? Theo dân gian, khi bị hóc xương cá. Bạn chỉ cần niệm như thế này 3 lần: “Mần cá mần cọc – xương ngang thì dọc – xương hóc thì xuôi”. Xương sẽ tự biến mất. Thế nhưng, nó chỉ là một quan niệm “truyền tai”, không có bằng chứng khoa học nào. Vì vậy, cũng như việc dùng đũa, phương pháp này cũng “may rủi” như vậy.
Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, để chữa hóc xương cá bạn hãy tìm người đẻ ngược và nhờ người đó vuốt cổ là sẽ hết. Cách này nghe có vẻ hơi mê tín nhưng được dân gian truyền tai nhau là khá hiệu quả. Bạn có thể thử áp dụng để xem có thế nào nhé!
Như vậy mình vừa giải đáp cho bạn khi bị mắc xương cá phải sao để khắc phục rồi nhé! Tuy nhiên, bạn nên cần lưu ý khi tự chữa hóc xương cá tại nhà để đảm bảo sức khỏe nhé!
Một số lưu ý khi tự chữa hóc xương cá tại nhà
Những phương pháp trên đây chỉ là mẹo được truyền từ dân gian. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện khi tình trạng hóc xương không làm khó thở, dùng cho xương nhỏ và bạn không bị hẹp đường tiêu hóa. Đồng thời, các mẹo này cũng không nên áp dụng với trẻ em.
Theo bác sĩ chuyên khoa, khi bị hóc xương cá, bạn không nên cố nuốt mà hãy cố gắng nôn sớm. Nhưng lưu ý không nên móc họng vì dễ bị phù nề, khó thở.
Nếu sử dụng các mẹo trên nhưng vẫn không có tác dụng. Hoặc bạn bị mắc xương to, xương mắc sâu. Đồng thời có những triệu chứng như khó thở, không thể ăn uống, sưng cổ họng, cơn đau sau khi mắc xương tăng dần…hay các triệu chứng nguy hiểm khác. Nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên đi ngủ, nếu vẫn có cảm giác xương bị mắc trong cổ họng.
Đặc biệt, với trẻ em tốt hơn hết là bạn nên cố gắng trấn an bé, cho bé ngừng ăn ngay lập tức. Và đưa đến bệnh viện hoặc bác sĩ tai mũi họng ngay để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị đúng đắn.
Bị mắc xương cá phải làm sao? Trên đây là những phương pháp dân gian đã được Bí Quyết Khỏe Đẹp tổng hợp. Để tránh trường hợp này, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và thực hiện chế biến, lọc xương cá cẩn thận nhé!