Contents
Tỏi được xem là thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên, tuy nhiên ăn tỏi có tốt cho gan không? Những ai hay có tiền sử bệnh gan thì lưu ý nhé!
Tỏi từ lâu đã trở thành một gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi món ăn của mọi gia đình Việt. Bên cạnh đó, loại củ này còn được nhiều người đồn đoán là có tác dụng chữa bệnh gan rất tốt và hiệu quả. Vậy thực sự thì ăn tỏi có tốt cho gan không?
✪ Thành phần tự nhiên và lợi ích của tỏi
Được biết các nguyên tố vi lượng (bao gồm thành phần selen nổi trội) có trong tỏi có thể bảo vệ gan, loại bỏ độc tố và giảm gánh nặng giải độc cho gan nhưng ăn tỏi không đúng cách sẽ làm tăng triệu chứng viêm gan, gây ảnh hưởng đến gan.
Để biết thực hư việc “ăn tỏi có tốt cho gan không” thì trước tiên, xin mời các bạn hãy cùng tìm hiểu sơ qua về thành phần cũng như những lợi ích tự nhiên của loại củ này.
Theo nghiên cứu khoa học, trong khoảng 100g tỏi thì có chứa đến 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo, cùng với đó là nhiều dưỡng chất quan trọng: vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…
Bên cạnh là món gia vị tuyệt vời cho những bữa cơm gia đình, tỏi còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Chống viêm và diệt khuẩn mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, khử hàn tránh cảm cúm
- Giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Lọc độc tố trong máu, điều hoà huyết áp, phòng ngừa xơ cứng động mạch
- Ngoài ra, còn giúp chống oxy hoá cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư,..
✪ Sự thật thì ăn tỏi có tốt cho gan không?
Tỏi có tốt cho gan không? Tác dụng của tỏi với gan như thế nào là câu hỏi mà mình thấy nhiều bạn thắc mắc trên diễn đàn chăm sóc sức khỏe. Vậy thật hư vấn đề này thế nào?
»» Tỏi chứa hàm lượng allicin sulfur và các nguyên tố vi lượng cao, tỏi có khả năng ức chế tổng hợp các cholesterol xấu và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, còn hạn chế sự tổng hợp cholesterol của gan cũng như men fructose để lipid ở các tế bào gan không bị lắng đọng. Đồng thời giảm thiểu tình trạng tăng men gan và ngăn ngừa tổn thương gan hiệu quả.
Tuy vậy, những người bị bệnh gan cũng không nên vì thế mà lạm dụng nhiều vào công dụng của tỏi. Bởi việc sử dụng tỏi quá liều, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan, thậm chí còn gây kích thích dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa, gây ra triệu chứng buồn nôn và đầy hơi ở những người mắc bệnh viêm gan. Chưa dừng lại ở đó, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi còn có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị gan.
✪ Nên ăn bao nhiêu tỏi trong ngày là đủ?
Bên cạnh thắc mắc ăn tỏi có tốt cho gan không? thì nên ăn bao nhiêu tỏi trong ngày là đủ ? cũng là một trong những vấn đề được nhiều bạn hiện nay quan tâm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất những người bình thường chỉ nên dùng tối đa 15g tỏi/ngày. Riêng đối với những người đang gặp phải bệnh lý về gan hoặc đang trong thời gian điều trị thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp ảnh hưởng sức khỏe và chức năng hoạt động cũng như phục hồi của gan.
Có 2 cách để sử dụng tỏi, đó chính là ăn tươi hoặc nấu chín. Cách chính xác nhất là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí từ khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến để phóng thích chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý của nó. Ngoài ra, món tỏi ngâm dấm cũng là món khoái khẩu đối trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình.
- Một lưu ý dành cho bạn: không nên ăn tỏi ngâm dấm có màu xanh ở các quán ăn vì đây là tỏi ngâm có thành phần hóa học dễ gây ngộ độc, bệnh ung thư,…rất nguy hiểm.
✪ Một số lưu ý cần rõ khi sử dụng tỏi
➤ Không dùng quá 15 g tỏi/ngày
➤ Người có bệnh về mắt nên hạn chế sử dụng tỏi nhằm tránh trường hợp viêm bầu mắt, viêm kết mạc.
➤ Người mắc bệnh đường ruột mãn tính không nên ăn tỏi, đặc biệt là tỏi sống vì nó có thể kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
➤ Người có sức đề kháng yếu, khí huyết kém không nên sử dụng nhiều tỏi để tránh tình trạng tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.
➤ Tránh sử dụng tỏi lúc đói vì nó có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày, ruột.
➤ Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm….
Hy vọng rằng, những thông tin vừa rồi của Bí Quyết Khỏe Đẹp sẽ giúp cho bạn giải đáp được phần nào thắc mắc: Ăn tỏi có tốt cho gan không? Hãy cùng lưu lại những thông tin bổ ích này và sử dụng khi cần, các bạn nhé!