Mận Bắc là một trong những loại trái cây “khoái khẩu” của nhiều người. Nhưng ăn mận Hà Nội có nóng không? Đây chắc chắn là vấn đề làm nhiều bạn lo lắng!
Contents
Thắc mắc của bạn – Ăn mận Hà Nội có nóng không?
Những trái mận Bắc căng mọng, ngọt ngọt chua chua làm cho nhiều người “mê mẩn”. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng “mát”. Có nhiều loại, chỉ cần ăn nhiều là nóng trong người, “mụn” có cơ hội lại “làm loạn” trên mặt, hoặc nhiệt miệng… Do vậy, tín đồ của mận Bắc luôn “e ngại” vì không biết rằng: Ăn mận Hà Nội có nóng không? Do vậy, dù rất thích nhưng lại “chẳng dám” ăn nhiều. Bí Quyết Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.
[Hỏi đáp] Mận Hà Nội có tốt cho sức khỏe không?
Mận Bắc hay còn được gọi là mận Hà Nội thuộc Chi mận mơ và có tên khoa học là Prunus salicina. Mận này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Mận Hà Nội là tên gọi chung của rất nhiều loại như mận thép, mận hậu, mận Tam Hoa, mận cơm, mận Tráng Li, mận Tả Van…
Đừng nhìn quả mận “bé xíu” mà cho là ít có công dụng gì đó nhé! Thực ra, mận Hà Nội có rất nhiều dinh dưỡng đấy! Nhìn chung thì các loại mận này thường có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, quả mận chín còn có những chất như kali, sắt, vitamin A, B, C, K, magie…Tuy nhiên, hàm lượng calo trong mận lại ít nên bạn nào muốn giảm cân cũng rất thích.
Mận Hà Nội có công dụng gì?
❖ Mận bắc rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu, mận Hà Nội có tác dụng giảm huyết áp cao, giảm lượng cholesterol. Đây là hai “thủ phạm” chủ yếu gây ra các bệnh liên quan về tim mạch. Bên cạnh đó, trong mận bắc có chứa kali, chất chống oxy hóa, chất xơ cao làm cho sức khỏe tim mạch được cải thiện.
❖ Táo bón ư? Không cần lo lắng! Tình trạng khó “đi nặng” của bạn sẽ được giảm thiểu khi ăn mận Bắc. Vì trong loại quả này có chứa sorbitol và isatin, sẽ kích thích sự co bóp của ruột. Đồng thời, ngăn ngừa các loại bệnh tiêu hóa.
❖ Hạ Cholesterol: Trái mận bắc có chứa chất xơ hòa tan, không chỉ giảm lượng cholesterol và còn ức chế quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
❖ Quá trình lưu thông máu được cải thiện: Sắt cũng là một chất có rất nhiều trong mận Bắc. Vì vậy, loại mận này cũng có tác dụng tăng tuần hoàn máu cho cơ thể.
❖ Mận Bắc còn giúp giảm lượng đường trong máu: Mặc dù trong mận có chứa carbs cao. Nhưng không những không làm tăng lượng đường trong máu. Mà mận còn thúc đẩy cơ thể sản xuất ra adiponectin (đây là hormone điều chỉnh lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định). Bên cạnh đó, chất xơ của nó cũng tác động làm cho lượng đường tăng chậm, không đột biến.
❖ Nhờ dồi dào chất chống oxy hóa nhóm polyphenol, mận Hà Nội còn giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do. Vì vậy, quả mận có thể ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường. Đồng thời, nó còn làm tăng mật độ khoáng xương (ở cột sống, cẳng tay).
❖ Bên cạnh đó, mận Hà Nội còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giúp mắt tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, ngăn rụng tóc, cải thiện sức khỏe làn da và giúp da được trẻ hóa.
Bài liên quan:
Tác hại của mận Hà Nội
Mặc dù có nhiều công dụng, lợi ích là vậy. Nhưng mận Bắc không phải tốt 100%. Nếu ăn quá nhiều mận Hà Nội, bạn sẽ phải “đối diện” với vấn đề sau:
❖ Hàm lượng oxalate có trong mận sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi. Do đó, nó có thể gây ra tình trạng kết tủa trong thận, gây ra các loại bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.
❖ Men răng, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng vì ăn quá nhiều mận Bắc sẽ làm hàm lượng axit tăng cao. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người bị bệnh dạ dày.
❖ Chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn mận sau khi phẫu thuật và trước phẫu thuật khoảng 2 tuần. Bên cạnh đó, mận cũng có thể làm giảm công dụng của một số loại thuốc.
Trên đây là những công dụng và tác hại khi ăn mận Bắc. Vậy mận Bắc có nóng không? Mình sẽ giải đáp ở phần tiếp theo.
Ăn mận Hà Nội có nóng không? Xem ngay nhé!
Mận hà Nội được xem là loại trái cây yêu thích của rất nhiều bạn. Tuy nhiên ăn mận Hà Nội có nóng không? Thì theo các Bác sĩ y khoa khuyến cáo là Có nhé! Đây chính là loại quả nếu ăn nhiều sẽ gây nóng, nhiệt cơ thể, gây nổi mụn nhọt, phát ban.
Ngoài ra, ăn mận Hà Nội có nổi mụn không? Chắc chắn là CÓ nếu bạn ăn quá nhiều loại quả này. Tuy nhiên, bạn cũng không cần “tuyệt giao” hoàn toàn với loại mận này đâu. Bạn chỉ cần ăn đúng cách và vừa đủ là ổn. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 10 quả mà thôi! Đừng thấy ngon miệng mà ăn “không kiểm soát” bạn nhé! Trước khi ăn cần phải ngâm trong nước muối pha loãng và rửa thật sạch. Thời điểm tốt nhất để ăn mận Bắc là trước bữa ăn 1 giờ, hoặc khi ăn xong khoảng 2 giờ. Không nên ăn mận Hà Nội vào lúc đói vì có thể gây hại dạ dày.
Ngoài việc ăn quả mận trực tiếp, bạn còn có thể làm nhiều món để thưởng thức như: mứt mận, siro, nước mận…
✪ Quan tâm thêm:
Nhiều người thắc mắc mận Hà Nội có tốt cho bà bầu không? Mận Hà Nội nếu biết ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ mang thai. Tuy nhiên, đây là loại quả có tính nóng, do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không được ăn quá nhiều. Đồng thời, nên đảm bảo ăn mận an toàn, sạch, không nên chấm muối quá mặn, cay và không ăn khi đói. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ cách ăn mận ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG LIỀU LƯỢNG và hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi ăn. Để đảo bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và “bé con”! |
Tham khảo thêm
Ăn mận Hà Nội có nóng không? chắc bạn đã biết được lời giải đáp! Dù có “nghiện” đến mấy cũng nên ăn vừa phải thôi bạn nè! Xem thêm nhiều bài viết tại blog để biết có cách chăm sóc sức khỏe sắc đẹp hoàn hảo nhé!