Contents
Nấm kỵ với thực phẩm nào? Đây chính là một trong những câu hỏi thường gặp trong chế biến món ăn với nấm. Hãy cùng Bí Quyết Khỏe Đẹp tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nấm rất bổ dưỡng và rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở Việt Nam, có rất nhiều loại nấm thường được sử dụng như nấm rơm, nấm đông cô, nấm bào ngư,… Thế nhưng, nếu như bạn ăn phải nấm độc, hoặc chế biến với những thực phẩm kỵ nấm. Bạn sẽ mắc phải nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, nấm kỵ với thực phẩm nào là vấn đề bạn cần phải hiểu rõ.
Ăn nấm tốt như thế nào?
Nấm là loại thực phẩm ít muối, ít chất béo và calo, thường được gọi là thực phẩm chức năng. Ngoài ra, trong nấm cũng có chứa chất xơ có lợi như chitin và beta – glucan, hợp chất chống oxy hóa cùng một số vitamin và khoáng chất khác. Vì thế, ăn nấm cực kỳ tốt cho sức khỏe.
✪ Ăn nấm tốt cho xương: Nấm chính là nguồn cung cấp canxi và vitamin D cho xương. Nếu thường xuyên ăn nấm, bạn sẽ được bổ sung canxi và giảm khả năng loãng xương, thoái hóa và đau khớp xương. Đặc biệt, nấm rất tốt đối với những người ăn chay vì đây là thực phẩm duy nhất có chứa vitamin D theo cách tự nhiên.
✪ Ăn nấm tốt cho hệ tim mạch: Nấm rất ít calo và chất béo, không chứa cholesterol và ít natri. Vì vậy, nấm rất tốt cho hệ tim mạch của bạn. Bên cạnh đó, thành phần trong nấm còn có chứa vitamin C giúp làm vững thành cấu trúc thành mạch máu. Nấm còn rất “giàu” kali và rất nhạt sẽ giúp bạn hạ huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh về tim.
✪ Giảm khả năng ung thư: Vì nấm là sản phẩm giàu chất chống oxy hóa giống như các sản phẩm lành mạnh rất trong các loại ra. Nấm có chứa Selenium làm ức chế sự phát triển khối u, chống viêm. Có tác dụng kích hoạt các chức năng của enzym gan và hỗ trợ vô hiệu hóa một số nguyên tố ung thư.
✪ Tăng sức mạnh đề kháng: Trong nấm có chứa một lượng vitamin A, vitamin C và phức hợp vitamin B làm tăng sức đề kháng, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Beta – glucan và chất xơ có sẵn trong nấm sẽ đánh thức hệ miễn dịch và sản xuất bạch cầu trong tủy xương.
Ngoài ra, nấm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống lão hóa. Nấm còn là thực phẩm rất tốt cho người giảm cân và rất nhiều công dụng khác nữa. Vậy ăn nhiều nấm có hại không? Theo các nghiên cứu khoa học, sử dụng nấm thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả, và có một sức khỏe tốt hơn. Nhiều loại nấm còn có tác dụng an thần, giúp bạn giải tỏa stress cực kỳ cao.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nấm vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nếu như bạn ăn phải nấm độc hoặc sử dụng chung với sản phẩm kỵ thì rất nguy hiểm. Khả năng cao là bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phân biệt nấm lành và nấm độc bạn cần biết
Bên cạnh những loại nấm tốt cho sức khỏe, còn có rất nhiều loại nấm độc. Khi ăn phải những loại nấm này sẽ bị ngộ độc thực phẩm, dẫn đến nguy hiểm. Để phân biệt nấm thường và nấm độc có rất nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở nghiên cứu. Sau đây là một số cách phân biệt đơn giản.
❤️ Phân biệt bằng màu sắc: Nấm độc thường có màu sắc rất sặc sỡ, nổi bật và khá nhiều màu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm lành (ví dụ như nấm đen nhạt, nấm tán trắng, nấm đỏ…) Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên ăn những loại nấm quen thuộc, tuyệt đối không ăn những loại nấm mà bạn không phân biệt được nấm lành hay độc (đặc biệt là các loại ở rừng).
Ngoài ra, nấm độc thường có đốm màu đen, đỏ, trắng nổi lên (chủ yếu là ở vảy nấm). Hoặc mũ nấm có vằn, vảy, hạt, vết nứt, vòng quanh thân,… Khi ngắt nấm độc, thường sẽ có nhựa chảy ra.
❤️ Phân biệt bằng mùi hương: Khi ngắt nấm độc, bạn sẽ ngửi được mùi cay, hắc hoặc đắng xộc thẳng lên. Tuy nhiên, một trường hợp khác nấm độc vẫn có mùi rất nhẹ.
Nấm lành thường không mùi, hoặc mùi dịu, thơm.
❤️ Thử nghiệm biến đổi màu: Bạn có thể dùng phần trắng của hành lá, sau đó chà xát lên mũ nấm. Nếu như thân hành biến thành màu xanh nâu thì nấm có độc. Nếu hành không đổi màu thì nấm lành. Ngoài ra bạn cũng có thể thử bằng sữa bò tươi, nếu rắc lên mũ nấm thấy vón cục là nấm độc.
Một số loại nấm lành thường dùng để chế biến món ăn và làm thuốc là: nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), nấm tai mèo (mộc nhĩ đen), nấm đùi gà, nấm linh chi,…
❈ Xin lưu ý:
Những cách trên đây chỉ là cơ bản trong việc phân biệt nấm lành và nấm độc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có độc tố rất cao, nhưng bạn vẫn không thể nhận biết và phân biệt bằng những cách thông thường. Nếu như không phải là chuyên gia, hoặc không có hiểu biết về nấm, tốt nhất bạn nên ăn những loại nấm thường dùng thôi nhé! Không nên ăn những loại mà bạn không chắc chắn về nó.
Nấm kỵ với thực phẩm nào?
Nhìn chung, nấm lành một sản phẩm lành tính, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon với nấm. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, mát nên nếu dùng nhiều và lâu dài sẽ gây lạnh bụng và khó tiêu. Vậy những ai không nên ăn nấm? Đó là những người hay hay đầy bụng, chậm tiêu thì không nên dùng.
Đặc biệt, khi uống rượu, bạn không nên dùng chung với nấm. Nguy cơ ngộ độc rượu có khả năng tăng cao, vì sự tích tụ quá cao của lượng aldehyde trong máu. Bạn thường cảm thấy nóng bừng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngực như trống đánh và thậm chí là khó thở. Nếu không điều trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Nấm thường mang tính hàn, vì vậy bạn không nên chế biến nấm với những món lạnh như thịt lạnh, rau lạnh sẽ không tốt cho đường ruột. Đặc biệt, khi ăn nấm bạn không nên uống chung với nước lạnh, nước đá, trà đá, nước giải khát lạnh,.. vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị “Tào Tháo” rượt.
Nấm rất dễ chế biến, thế nhưng, nếu như bạn chế biến sai cách, nấm sẽ trở thành có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu về cách chế biến nấm đúng cách và đặc tính từng loại nấm để sử dụng đúng cách hơn.
Tìm lời giải đáp nấm kỵ với thực phẩm nào?
Để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình, khi sử dụng nấm bạn cần biết được nấm kỵ với gì? Để tránh ngay những nguy hiểm từ những món ăn được chế biến bởi nấm:
➤ Nấm mèo đen kỵ củ cải. Do củ cải có chứa nhiều enzym còn nấm mèo đen có chứa nhiều hoạt chất sinh học. Hai thứ này ăn chung sẽ dẫn đến viêm da. Hoặc nấm mèo tươi có chứa chất nhạy cảm ánh sáng như Morpholine. Nên khi ăn tươi bạn có thể ngứa ngáy, phù nề khi tiếp xúc với ánh sáng.
➤ Nấm tai mèo (Mộc nhĩ đen) bạn không nên ăn cùng trứng vịt và đồ biển.
➤ Nấm ngân nhĩ (Mộc nhĩ trắng) bạn không nên ăn cùng đồ biển.
➤ Một số câu hỏi thường gặp khác khi sử dụng nấm như: Nấm rơm có ăn được không? Nấm rơm bị mốc có ăn được không? Đối với nấm rơm – Loại nấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
=> Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nấm rơm chỉ tốt khi bạn sử dụng nấm còn tươi, thịt còn dai. Bạn không nên ăn nấm đã nở to, để lâu ngày trong tủ lạnh bị đen vì chúng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Thắc mắc của bạn về vấn đề nấm kỵ với thực phẩm nào đã có câu trả lời rồi đúng không? Tìm hiểu thêm nhiều bí quyết sống khỏe khác để có thêm nhiều mẹo hay nhé!