Contents
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? hay nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn là thắc mắc mà nhiều người dùng tìm kiếm nhất hiện nay.
Thoát vị đĩa điệm là căn bệnh cột sốt mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại đứng ngồi của bạn. Theo y khoa đây là bệnh các rể thần kinh ở cột sống bị chèn ép gây đau nhức, tê ở cổ, lưng, cánh tay và cẳng chân.
Đa phần bệnh thoát vị đĩa điệm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện sớm với các giải pháp như dùng thuốc, vật lí trị liệu, chế độ luyện tập tại nhà, phẩu thuật. Bên cạnh đó, để tình trạng bệnh không trầm trọng thêm, người bệnh cũng nên chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đúng cách. Vậy bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Nên uống gì, ăn gì?
Trước khi đi tìm hiểu về thực đơn cho người bị thoát vị đĩa đệm, thì chúng ta hãy xem qua một số biến chứng thoát vị đĩa đệm gây nên nhé!
# Bệnh thoát vị đĩa đệm – Biến chứng khôn lường
Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, bệnh thoát vị đĩa đệm còn tiềm ẩn nhiều hậu quả. Như người bệnh có thể bị liệt, tàn phế suốt đời nếu không nhanh chóng chữa trị kịp thời. Bởi bệnh này có thể bị ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như cổ, khớp vai, tay, cẳng chân,..thường nhất là cột sống.
Chi tiết biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm gồm:
✪ Gây liệt hoàn toàn, tàn phế
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh này gây ra. Bệnh nhân có thể sẽ bị mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại hằng ngày suốt đời bởi thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ và cột sống thắt lưng.
✪ Ảnh hưởng đến chức năng thần kinh
Thoát vị đĩa đệm có thể làm tổn hại dây thần kinh cột sống khiến người bệnh đau nhức không chỉ ở vùng cột sống mà còn lan xuống chân tay. Làm cho người bệnh sẽ đau mạnh khi đi lại, vận động, hắt hơi, ho, cười, đứng ngồi lâu,..đặc biệt là mất hoàn toàn khả năng làm việc nặng.
✪ Teo cơ chi
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu lâu ngày không được điều trị, các rể thần kinh bị chèn ép lâu ngày làm cho máu không lưu thông được khiến cơ không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị teo dần. Khi đó, người bệnh mất khả năng lao động, đi lại sinh hoạt hằng ngày.
#Một số biến chứng khác có thể kể đến như: chèn ép tủy, thiếu máu não, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn thần kinh thực vật,…
Hiểu được những biến chứng của bệnh, bạn nên có giải pháp điều trị sớm kịp thời. Ngoài ra, quạn trọng hơn là điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất dinh dưỡng để bệnh không tái nặng và mau phục hồi hơn.
# Những điều cần làm để tránh những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm không nên ăn đó là:
✔ Nhóm thực phẩm nhóm đạm như: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt heo, thịt trâu,… Bởi thịt đỏ có chứa nhiều acid trong quá trình hấp thụ. Lúc này để cơ thể sẽ cần canxi để trung hòa, nhưng nếu cơ thể không đủ canxi thì cơ thể sẽ hút canxi từ hệ xương khớp nên dễ gây bệnh về đau nhức khớp,…
✔ Nhóm thực phẩm purin và fructose như: thịt gia cầm, thịt gà, vịt, cá trích, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật. Bởi chất này tác động vào cơ thể sẽ làm cho bạn đau nhiều hơn, bệnh nặng hơn
✔ Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, xiên que, món nướng,…
✔ Đồ uống chứa cồn và chất kích thích như: rượu, bia, café,…hoặc chất có cồn khác. Đặc biệt không được hút thuốc khi bị bệnh.
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Để giúp cho quá trình điều trị phát huy tác dụng cũng như chăm sóc sức khỏe tốt để bệnh không phải tái phát lại. Người bệnh thoát vị đĩa đệm phải thường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
✔ Bổ sung thực phẩm chứa giàu Glucosamine sulfate : Đây là chất giúp hỗ trợ hình thành sụn nên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh về xương khớp. Glucosamine thường có trong :
-
- Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt cừu, tôm, cua, cá
- Sữa, Đậu phộng
- Quả hạnh nhân
- Trứng
- Bắp cải
- Đậu nành
- Cải bó xôi và các loại rau lá xanh
✔ Thực phẩm giàu canxi: đây là chất không thể thiếu để xương phát triển chắc khỏe. Co thể thiếu canxi sẽ dễ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa xương khớp,.. Nhất là người bị thoát vị đĩa đệm phải cần bổ sung canxi cao:
-
- Pho mai
- Các loại cá như cá mòi, cá hồi,
- Sữa chua, sữa tươi
- Các loại đậu như đậu phụ, đậu hà lan, đậu đen,…
- Các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải xoăn,…
✔ Thực phẩm giàu Protein, Vitamin D, vitamin B, vitamin B12,…như : Nấm, Pho mát Cá (cá hồi), Gan (hoặc dầu cá tuyết), Lòng đỏ trứng, Sữa, Một số loại ngũ cốc, Nước trái cây và bánh mì, Ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây dâu tây, trái cây có múi, kiwi, cà chua,..
✔ Bổ sung thực phẩm giàu Axit béo omega-3: để sản sinh collagen để tránh tổn thương cho đĩa đệm như: cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó, súp lơ trắng, rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoong, mùi tây), đậu phụ,…
Bên cạnh chú ý về chế độ ăn uống, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không được bưng vác đồ vật nặng
- Không ngồi nằm quá lâu
- Thận trọng khi cười, hắt hơi
- Kết hợp với luyện tập đi bộ nhẹ nhàng để đảm bảo các cơ khớp không bị co cứng, mất cảm giác.
Trên đây là những lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm mà Bí Quyết Khỏe Đẹp chia sẻ với bạn. Biết được bị bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn gì hay nên ăn gì? Để giúp bạn mau trị khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe nhanh hơn!