Có phải bạn đang quan tâm: Bà đẻ có được nằm võng không? Vấn đề này sẽ được Bí Quyết Khỏe Đẹp giải đáp cặn kẽ. Để các mẹ hiểu rõ, bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Contents
[Hỏi đáp] Bà đẻ có được nằm võng không?
“Võng đưa mẹ hát ru con… À ơi con ngủ cho ngon giấc nồng…” (Thơ Ru con – tác giả Hồng Đơn). Võng là vật dụng quá quen thuộc với người Việt Nam. Hình ảnh chiếc võng đã in sâu trong tâm trí của chúng ta, thân thuộc đến nỗi được nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm. Hầu như mỗi nhà đều sở hữu một chiếc võng. Sau một ngày dài làm việc, được ngả lưng lên chiếc võng yêu thích, nằm đu đưa nghe bản tình ca. Đây thật là khoảnh khắc yên bình, thư giãn! Nhưng không phải ai cũng có thể nằm võng, đặc biệt là người mới sinh em bé. Vậy, bà đẻ có được nằm võng không?
Sau sinh bà đẻ có được nằm võng không?
Người ta thường nói “cửa sinh là cửa tử”, để thấy rõ quá trình sinh con trải qua nhiều khó khăn đến mức nào. Sau khi trải qua quá trình sinh em bé, cơ thể của mẹ bị suy nhược. Vì vậy, thời gian đầu phải kiêng cữ đủ thứ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số quan niệm kiêng sau sinh đã có sự thay đổi. Nhưng mẹ mới sinh vẫn phải quan tâm, để ý đến một số vấn đề, tránh để lại di chứng. Trong đó có việc nằm võng như thế nào sau sinh. Vậy bà đẻ có được nằm võng không?
Theo các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo, trong 6 đến 8 giờ đầu mới sinh xong. Mẹ bỉm sữa không nên nằm gối quá cao, vì lúc này bạn mới mất một lượng máu khá lớn. Khi nằm gối quá cao, làm cho quá trình lưu thông máu lên não bị ảnh hưởng. Tương tự như vậy, sau khi đẻ xong chị em cũng không nên nằm võng. Do bạn không thể nằm thẳng, mà phải cong người. Đầu, chân sẽ cao hơn so với phần ở giữa, gây cản trở việc lưu thông máu.
Bên cạnh đó, khi mới sinh xong, sức khỏe của mẹ bỉm không được ổn định. Nếu nằm võng, dễ bị chóng mặt bởi võng ít khi đứng yên một chỗ, mà hay “đu đưa”. Tốt hơn hết, mới đẻ xong thì chị em không nên nằm võng nhé! Đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc: sau sinh có được nằm võng không?
Vậy, sau sinh bao lâu thì được nằm võng? Bạn nên đợi cơ thể hồi phục hoàn toàn sau sinh rồi mới nằm để đảm bảo an toàn. Để chắc chắn hơn, chị em có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để có câu trả lời tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Sau khi sinh thường nên nằm tư thế nào?
Không chỉ riêng vấn đề nằm võng, các mẹ nên quan tâm đến tư thế nằm đúng cách. Việc này sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh, tránh để lại “hậu quả” lâu dài.
Đối với chị em sinh thường, không cần phải quá “lo lắng” về tư thế nằm. Miễn sao là lựa chọn tư thế thoải mái nhất cho mình, nhưng vẫn nên lưu ý nằm thẳng, không kê gối quá cao dưới chân, tránh tình trạng máu không được lưu thông như trên.
Tuy nhiên, sau khi sinh con xong, bạn vẫn nên thay đổi tư thế nằm. Đặc biệt, nên nằm nghiêng để tránh cho tử cung lệch về sau, giúp việc thoát sản dịch dễ dàng hơn. Nhất là với mẹ sinh mổ thì nằm nghiêng là tư thế tốt nhất, sau khi mổ khoảng 6 tiếng. Vì khi đã hết thuốc tê, vết mổ sẽ đau rõ rệt. Do đó, nằm nghiêng để giảm đau, không bị nôn ói. Bạn có thể dùng gối kê sau lưng tạo thành góc 20 – 30 độ giữa thân của mình so với giường. Để việc di chuyển dễ dàng hơn, tránh “đụng” vào vết mổ gây đau.
Một số tư thế không được nằm sau khi đẻ:
- Không được nằm vắt chân, làm chân dễ bị tê, cản trở việc thoát sản dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không nên nằm dạng chân, tư thế này sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của âm đạo sau này.
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Nhiều bạn trẻ cho rằng, kiêng cữ sau sinh theo dân gian đã quá “lỗi thời”. Do đó, không để tâm hoàn toàn đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc kiêng cữ sau sinh là rất cần thiết. Nếu không kiêng “khem” đúng cách sau sinh, các mẹ có thể bị mắc các bệnh hậu sản:
❖ Sức khỏe giảm sút trầm trọng: Nếu bạn phải thường xuyên làm việc nặng ngay sau sinh, vận động quá mức sẽ làm cho sức khỏe yếu kém đi. Rất khó phục hồi và dẫn đến nhiều bệnh lý xảy ra.
❖ Thiếu máu: Khi sinh, bạn phải mất một lượng máu khá lớn. Do đó, nếu không kiêng cữ đúng cách. Dễ dẫn đến thiếu máu, không bù đắp đủ lượng máu đã bị mất đi.
❖ Sa trực tràng, sa âm đạo: Đây là một trong những biến chứng lớn nhất nếu không kiêng cữ sau sinh. Nhiều chị em vận động quá sớm khi mới đẻ xong, sau một thời gian sẽ cảm thấy nặng âm đạo, hậu môn. Nếu bạn chủ quan không khám sớm, sẽ làm tình trạng này trầm trọng hơn. Có thể phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật.
Tương tự như trường hợp trên, bạn có thể bị sa tử cung (dạ con) với các biểu hiện như: đau tức vùng kín, tiểu rắt, lúc sinh hoạt vợ chồng và cả việc đi vệ sinh rất khó khăn.
❖ Ngoài ra, các mẹ có thể cảm thấy cảm lạnh, suy nhược cơ thể. Mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp, tiêu hóa… cùng những biến chứng nghiêm trọng nếu không thực hiện kiêng cữ sau sinh.
Tóm lại, không phải cứ nghe đến “kiêng cữ dân gian” là sai hoàn toàn. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề này, cái nào khoa học, đúng thì làm theo, cái nào không hợp lý thì nên tránh. Đồng thời có thể trao đổi với bác sĩ. Để có phương pháp chăm sóc, kiêng cữ sau sinh thật khoa học, đúng đắn bạn nhé!
Một số câu hỏi khác:✪ Vì sao bà đẻ kiêng cầm kim? – Thực tế, không có cuộc nghiên cứu nào cho thấy kim khâu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, sau khi sinh thị lực của mẹ thường kém đi. Do đó, khi phải tập trung may vá dễ dẫn đến mỏi mắt, mờ mắt… Như vậy, việc này không phải là vô lý đâu, các bà, các mẹ chỉ muốn mẹ đẻ phục hồi tốt nhất mà thôi! ✪ Tại sao bà đẻ không được cắt móng tay? – Theo các cụ ngày xưa, sau sinh cơ thể rất yếu. Nên khi cắt móng tay sẽ dễ dẫn đến bị đau tim. Thế nhưng, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, các mẹ nên cắt móng tay thường xuyên. Do trong kẽ móng tay thường dễ có nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Mà tay lại được bạn thường nâng vú, chạm vào làn da của em bé. Đồng thời, việc để móng tay dài dễ gây trầy, xước cho làn da mỏng manh của con. ✪ Tại sao bà đẻ không được quét nhà? – Đây cũng là quan niệm dân gian, chủ yếu là muốn các mẹ mới sinh không được vận động nhiều. Theo góc nhìn khoa học, sau khi mới sinh xong cơ thể suy nhược, bạn cũng nên hạn chế làm việc nhà, quét nhà để thời gian nghỉ ngơi, hồi phục. Tùy theo cơ địa, tình hình sức khỏe của mỗi người, sau một tháng bạn có thể cân nhắc làm những việc nhẹ nhàng, để cơ thể quen dần trở lại. |
Trên đây chính là một số kiến thức về vấn đề bà đẻ có được nằm võng không? Chúc các mẹ bỉm sữa có một sức khỏe thật tốt!