Có nên bôi phấn rôm lên mặt trẻ sơ sinh là thắc mắc được khá nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là đối với chị em “tập đầu”. Bí quyết khỏe đẹp sẽ lập tức giải đáp ngay và luôn.
Dù là đang mang thai hay mới sinh em bé, các mẹ đều phải trang bị kiến thức đầy đủ để sẵn sàng cho quá trình “mang nặng đẻ đau” này. Thế nên, có khá nhiều vấn đề làm các mẹ lăn tăn, không biết điều gì là đúng và tốt nhất cho bé con của mình. Trong đó, có nên bôi phấn rôm lên mặt trẻ sơ sinh không cũng là câu hỏi được nhiều người lớn quan tâm hàng đầu. Hiểu được điều đó, Bí quyết khỏe đẹp sẽ giải đáp cặn kẽ để các mẹ hiểu hơn nhé.
Contents
Giải đáp – Có nên bôi phấn rôm lên mặt trẻ sơ sinh không nhỉ?
Phấn rôm là một trong những sản phẩm không thể thiếu đối với mẹ sau sinh. Bởi nhiều mẹ dùng để thoa cho con khi bé bị rôm sảy. Nhưng liệu có nên sử dụng phấn rôm cho bé sơ sinh hay không?
Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không?
Thành phần của phấn rôm
Để trả lời được câu hỏi này, cùng mình tìm hiểu chi tiết về sản phẩm phấn rôm. Trong phấn rôm có hai thành phần chính là cornstarch và bột talc. Trong đó, cornstarch chính là một loại tinh bột được làm từ bắp hay còn gọi là ngô và thường được dùng để nấu. Công dụng chính của cornstarch là hấp thụ độ ẩm cũng như dầu dư thừa trên bề mặt da. Nhờ vậy mà làn da của trẻ được chống viêm, kháng khuẩn và làm mềm da.
Còn bột talc thì là một loại khoáng chất đất sét và có đặc tính chống thấm nước. Thành phần này hoạt động giống như chất chống viêm nhiễm. Ngoài ra, trong phấn rôm còn có thể chứa chất béo, muối canxi, muối kẽm hay một số chất tạo mùi thơm.
Tác hại của phấn rôm khi không dùng đúng cách
Đối với phấn rôm, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng phụ huynh nên từ bỏ thói quen sử dụng phấn rôm cho trẻ. Vì thực tế, bé sơ sinh không cần dùng đến sản phẩm phấn rôm.
1/ Có thể ảnh hưởng đến phổi của bé
Hiện nay, vẫn còn có rất nhiều tranh cãi về việc bột talc có an toàn hay không. Bởi các chuyên gia lo ngại rằng dùng bột talc trong thời gian dài ở bộ phận sinh dục có thể làm các bé gái tăng khả năng bị ung thư buồng trứng. Ngoài ra, nếu tiếp xúc nhiều với bột talc cũng tăng nguy cơ ung thư phổi. Hơn nữa, phấn rôm có thể gây nguy hiểm cho bé. Nếu hít phải phấn rôm, bột phấn có thể gây tổn thương phổi nặng, trẻ có thể bị ho, khó thở, hắt hơn, nặng hơn nữa là nôn ói, tím tái. Thậm chí, còn có thể bị phù phổi cấp hay các bệnh như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, xẹp phổi…rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, nếu bé hít phải phấn rôm lâu ngày cũng có thể bị bệnh bụi phổi do bột talc hay silica tích tụ lâu ngày trong phổi. Ngoài ra, một số loại bột talc trong phấn rôm kém chất lượng có thể chứa amiăng. Đây là chất gây ung thư cho con người nên tránh không nên dùng cho bé.
2/ Có thể gây kích ứng cho da
Hơn nữa, nhiều mẹ bôi quá nhiều phấn rôm cho con nên có thể làm bít tắc lỗ chân lông. Do đó, mồ hôi không thể thoát được và dẫn đến các tình trạng như nhiễm trùng da, viêm da, hăm da. Đặc biệt, nếu không biết dùng đúng cách thì không chỉ không hết rôm sảy mà còn làm tình trạng này nặng hơn.
Với những lý do như vậy, bạn nên cân nhắc về việc có dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không. Nếu sử dụng, chị em nên chú ý các quy tắc khi sử dụng phấn rôm cho bé.
Giải đáp bôi phấn rôm lên mặt trẻ sơ sinh có sao không?
Cách thoa phấn rôm cho trẻ sơ sinh là bạn chỉ nên thoa lên vùng lưng và vùng mông của bé. Tuyệt đối không thoa phấn rôm lên mặt, mũi cũng như các phần kín trên cơ thể như quanh âm hộ, bụng dưới, mặt trong đùi. Những vùng này rất hay đổ mồ hôi nhiều, khi thoa quá nhiều phấn dễ làm cho da bé bị bí, gây hăm da cũng như viêm da. Còn vùng mặt, mũi hay vùng cổ thì đây là khu vực gần mũi và bé rất dễ hít phải, gây nhiều tác hại không tốt cho phổi của bé như mình đã đề cập ở trên.
Vậy bôi phấn rôm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?
- Các mẹ không nên bôi trực tiếp lên da của bé, tránh tình trạng phấn rôm bôi không được đều. Bạn nên cho phấn vào tay của mình rồi mới thoa nhẹ lên da của con.
- Khi thoa phấn rôm, mẹ không nên cho bé ngồi gần cửa sổ hoặc mở quạt lúc đang đổ phấn. Gió có thể thổi bột phấn và bé có thể bị hít phải vô cùng nguy hiểm. Đồng thời, nên đặt phấn ở xa tầm tay của bén, tránh để trẻ cầm được, nghịch hay chơi với chai đựng phấn.
- Không thoa nhiều phấn ở vùng có ngấn như nách, bẹn, cổ…mồ hôi kết hợp với phấn có thể làm kích ứng cho da của trẻ. Không thoa ở các vùng kín như lưu ý ở trên.
- Nếu nhận thấy da bé bị mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên ngưng sử dụng ngay và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Bạn cần phải chọn phấn rôm an toàn cho trẻ sơ sinh. Phấn rôm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Phụ huynh nên chọn các loại từ thương hiệu lớn, uy tín, chất lượng cao. Đồng thời, nên chọn mua ở các cửa hàng đáng tin cậy, để đảm bảo mua được hàng chính hãng, chất lượng tốt thì mới đảm bảo an toàn cho làn da của bé yêu. Đừng quên đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn dùng của sản phẩm nha.
Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm nhỉ?
Đây cũng là một câu hỏi nhận được sự quan tâm hàng đầu của các mẹ sau sinh. Đối với bé bị hăm tã, kem chống hăm chính là giải pháp tối ưu để điều trị cũng như phòng tránh hăm. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chọn ra loại kem chống hăm an toàn, lành tính cho làn da của bé. Đồng thời, cần phải lưu ý cách sử dụng kem chống hăm đúng cách như: không thoa kem quá nhiều, không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Trước khi thoa kem cho con thì phải để vùng da bị hăm được khô ráo. Như vậy trẻ mới cảm thấy dễ chịu và vùng da hăm cũng nhanh khỏi hơn.
Mong rằng qua phần giải đáp của Bí quyết khỏe đẹp về thắc mắc: Có nên bôi phấn rôm lên mặt trẻ sơ sinh? Các mẹ sẽ sử dụng sản phẩm này đúng cách và an toàn cho bé con của mình nha.