Bạn đang thắc mắc: Tại sao không nên cho trẻ soi gương? Bí quyết khỏe đẹp đã giải đáp vấn đề này chi tiết. Bạn xem ngay nhé!
Nuôi con là một hành trình đặc biệt của cha mẹ với hàng trăm câu hỏi liên quan. Trong đó, câu hỏi “Tại sao không nên cho trẻ soi gương?” đặc biệt được nhiều phụ huynh quan tâm. Cùng mình giải đáp các thắc mắc về vấn đề “cho trẻ soi gương” trong bài viết hôm nay.
Contents
Tại sao không nên cho trẻ soi gương?
Không nên cho trẻ soi gương là quan niệm của nhiều người. Nhưng vẫn có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Mình sẽ phân tích lý do ở mỗi quan niệm dân gian và khoa học nhé!
Giải thích tại sao không nên cho trẻ soi gương từ những người lớn tuổi như sau:
- Người theo hệ tâm linh cho rằng trong gương có “hồn vía” trẻ con khi soi gương dễ bị bắt mất vía. Từ đó, đêm ngủ hay giật mình quấy khóc ngủ không yên.
- Theo quan niệm xưa có nói rằng cho trẻ tiếp xúc với gương sớm sẽ làm cho trẻ chậm nói, chậm mọc răng, tăng khả năng bị tự kỷ. Người ta giải thích rằng quá trình tập nói của bé khi tiếp xúc với gương sẽ khiến bé làm biếng nói, tự chơi một mình khi thấy gương.
Các luận điểm này không được chứng minh rõ ràng nhưng đây là điều mà nhiều ông bà ta đã đúc kết. Lý luận trên cũng đồng thời trả lời cho câu hỏi “Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh soi gương”.
Theo góc nhìn khoa học hơn thì các luận điểm trên lại bị bác bỏ. Mình sẽ đưa ra luận điểm của riêng mình ở phần cuối. Còn phần tiếp theo sẽ là các luận điểm khoa học khi cho trẻ soi gương.
Quan điểm khoa học nên hay không nên cho trẻ soi gương
Theo các nghiên cứu khoa học về phát triển tư duy nhận thức của trẻ thì việc cho trẻ soi gương lại là điều tốt. Đây là hoạt động giải trí thú vị để bé làm quen với cơ thể, hoạt động tạo hình ảnh.
Việc soi gương sẽ giúp kích thích bé tập nói, hành động nhiều hơn. Bạn sẽ dễ dàng thấy các tình huống bé nói chuyện ê a với chính mình. Thực tế lúc này là bé đang đáp lại hình ảnh như đang nói chuyện với chúng ta. Điều này sẽ giúp kích thích phát triển trí não của bé. Linh hoạt hơn trong điều phối cơ thể, trí não,…
Mình là một người tin cả khoa học lẫn tâm linh vì nó có những mối liên kết nhất định mà đôi khi các mẹo khoa học không thể giải thích được. Chính vì thế phần sau sẽ là phần mình sẽ đưa ra quan điểm cũng như giải đáp các thắc mắc khác về liên quan đến việc cho trẻ soi gương nhé!
Có nên cho trẻ soi gương?
Dựa trên kinh nghiệm cùng các nghiên cứu cá nhân của mình thì xin được có những ý kiến về câu hỏi tại sao không nên cho trẻ soi gương như sau:
> Trường hợp không nên:
- Không nên cho trẻ soi gương khi bé là trẻ sơ sinh (dưới 3,5 tháng tuổi). Mình đã thử để bé dưới 3,5 tháng tuổi soi gương và cảm thấy các vấn đề mà người xưa nói đều hiện diện trên trẻ. Nhưng khi qua 3,5 tháng thì điều này đã chấm dứt. Đây có lẽ là mẹo tâm linh chưa thể giải thích được.
- Nhiều bạn lo lắng “trẻ sơ sinh soi gương có sao không? Thật sự thì khá là mệt khi bé quấy ban đêm như vậy có ảnh hưởng đến gia đình. Nếu bạn muốn con ngoan hơn có thể áp dụng một vài mẹo dân gian như: đặt dao đầu giường (nhớ bọc lại cho an toàn), cây dâu tằm, để chổi quét đầu giường, gừng và xông vị trí con trẻ nằm,…
> Trường hợp nên:
- Trẻ từ 3,5 – 6 tháng tuổi: lúc này bé nhìn rõ hơn và thực hiện các hành động đưa tay chạm, lẫy, ngồi… Vươn tay chạm vào bạn ở trong gương là hành động phổ biến giúp cho bé có một bài tập bổ trợ cho tháng tiếp theo bò.
- Trẻ 6 tháng trở lên: bạn hãy cùng chơi với con trước gương. Ví dụ như nói chuyện cho bé nghe, quan sát, tạo biểu cảm, hành động bắt chước,vân vân. Hạn chế các dạng trò chơi với bé như ánh sáng phản xạ vì mắt bé còn yếu nhé!
Nếu bạn thực hiện đúng sẽ không cần phải lo trẻ soi gương chậm nói.
Cuối cùng ngoài giải đáp câu hỏi tại sao không nên cho trẻ soi gương mình cũng đã giải thích cho bạn về tình huống trẻ mấy tháng được nhìn gương. Chúc bạn và bé khỏe mạnh vui vẻ nhé!
XEM THÊM