Trẻ ngậm ti giả có bị hô không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Bí quyết khỏe đẹp sẽ không để bạn phải bối rối quá lâu, thông tin về vấn đề này đã được giải đáp.
Ti giả hay còn gọi là núm vú giả có thiết kế tương tự như ti của mẹ và là vật dụng quen thuộc của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Núm vú giả mang đến nhiều lợi ích nhưng nó cũng có nhược điểm nếu cho bes sử dụng không đúng cách. Hôm nay, Bí quyết khỏe đẹp sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc: Trẻ ngậm ti giả có bị hô không để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Đi tìm đáp án – Trẻ ngậm ti giả có bị hô không?
Núm vú giả thường được làm bằng cao su, silicon hoặc nhựa, thiết kế có lá chắn để trẻ ngậm ti dễ dàng và tránh bị nuốt vào. Đây là vật dụng rất quen thuộc đối với các bé nhỏ tuổi. Nhưng khi sử dụng ti giả, rất nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh ngậm ti giả có bị hô không, ngậm ti giả nhiều có tốt không. Trước khi giải đáp vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích cũng như tác hại khi sử dụng núm vú nha.
Giải đáp – Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?
Là một vật dụng được sử dụng thường xuyên, tất nhiên là ti giả phải có lợi ích thì mới được dùng nhiều chứ đúng không nè? Sau đây là một số lợi ích khi cho bé dùng núm vú giả.
Ngậm núm vú giả giúp bé được xoa dịu
Mỗi một trẻ em đều có tính cách khác nhau, có bé thì chỉ bú khi đói bụng. Nhưng cũng có trẻ dù đã bú no nhưng nếu không có vú mẹ, bé sẽ quấy khóc. Vậy nên, núm vú giả sẽ giúp bé được xoa dịu, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, ngậm núm vú giả cũng giảm bớt thời gian ngậm ti mẹ khi không cần bú. Nhất là với những trẻ có thói quen phải ngậm ti mẹ mới ngủ được.
Giúp trẻ dễ vào giấc ngủ
Nhiều bé rất khó ngủ nếu như không được mẹ cho ngậm ti, bú hoặc bế ru ngủ. Do đó, nhiều mẹ sử dụng ti giả để dễ dàng ru con vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, núm vú cũng giúp trấn an, dỗ bé khi đang đi trên xe hoặc trong xe đẩy. Mặc khác, dùng núm vú giả có thể giúp bé giảm đau tai do giảm áp suất khi đi máy bay.
Ngậm ti giả – Giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi cho bé ngậm núm vú giả sẽ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Lưu ý, không phải là bản thân núm vú ngăn ngừa SIDS. Mà là khi sử dụng núm vú giả thì nguy cơ đột tử sẽ thấp hơn. Ví dụ như lúc bé ngủ, các sự cố như bé úp mặt xuống gối, chăn che mặt…dẫn đến trẻ bị ngạt. Khi dùng núm vú giả, lỗ thông hơi trên núm của vú giả sẽ truyền không khí liên tục cho bé.
Một số lợi ích khác cho trẻ dùng núm giả
Khi cho bé dùng núm vú giả, bé sẽ được xoa dịu, ít quấy phá để mẹ có thể ranh vừa làm việc khác vừa trông bé. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh còn cho rằng khi dùng núm giả sẽ dễ dàng ngưng sử dụng cho bé. Còn nếu để trẻ mút tay thì khó giúp trẻ bỏ thói quen này hơn.
Tác hại của việc ngậm núm giả như thế nào?
Bên cạnh lợi ích, khi sử dụng núm giả cũng có nhiều tác hại như sau:
- Nếu có bé sử dụng ti giả quá sớm, bé có thể khó phân biệt giữa núm vú thuật của mẹ và ti giả. Từ đó dẫn đến khó khăn khi cho trẻ bú sữa. Nếu dùng núm ngậm, bé thường nuốt không khí vào dạ dày và khi có quá nhiều không khí thì trẻ dễ bị đầy hơi.
- Nếu có trẻ sử dụng thường xuyên, bé có thể bị phụ thuộc vào vú giả. Nhiều bé sẽ bị quấy khóc giữa đêm nếu vú giả vô tình rớt ra khỏi miệng. Hoặc khi trẻ đã quá quen với núm vú giả, trẻ sẽ khó chịu, khóc nếu không được sử dụng.
- Dùng núm vú giả làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa cho cả bé sơ sinh và bé nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan giữa việc sử dụng núm vú giả và bệnh viêm tai giữa, nhất là với nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Trẻ ở tuổi mọc răng hay bị ngứa nên có xu hướng cắn ti giả, dẫn đến tình trạng nuốt phải mảnh cắn, bị hóc. Hoặc nếu không vệ sinh núm vú giả kỹ, có thể khiến cho bé bị viêm họng, tiêu chảy.
QUAN TRỌNG – Trẻ ngậm ti giả có bị hô không?
Tiếp đến, admin sẽ giải đáp cho bạn cho bé sơ sinh ngậm núm vú giả có bị hô không. Thực tế, sử dụng núm vú giả ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Mặc dù dùng ti giả trong vài năm đầu đời không gây ra các vấn đề về răng lâu dài. Nhưng nếu cho bé sử dụng kéo dài, trong thời gian quá lâu sẽ khiến cho khớp cắn, răng của trẻ bị lệch. Gây ra nguy cơ vẩu răng cửa, làm cho hàm răng không khớp.
Hơn nữa, ngậm núm vú giả nhiều sẽ làm tăng tiết nước bọt. Vì vậy, hình thành nhiều cao răng, từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng. Lưỡi của bé khi nút ti giả sẽ ở tư thế thấp và có xu hướng đưa ra phía trước. Đây cũng là một trong những lý do làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy, dùng núm vú giả vừa có lợi vừa có hại. Nếu như mẹ quyết định dùng ti giả cho bé, mẹ nên tìm hiểu cách sử dụng đúng để hạn chế các tác hại cho bé khi sử dụng núm giả. Mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về thắc mắc: Trẻ ngậm ti giả có bị hô không?
XEM THÊM