Cạo gió bắt gió, hay giác hơi được xem là phương pháp giải cảm, trị trúng gió hiệu quả của dân gian từ xưa đến nay. Tuy nhiên, phụ nữ có thai cạo gió được không, trong khi đây là giai đoạn mẹ bầu cần chú ý sức khỏe nhất?
Contents
Giải đáp thắc mắc: Có thai cạo gió được không?
Cạo gió là một trong những phương pháp trị bệnh cảm mạo lâu đời trong dân gian. Dù chưa có một nghiên cứu khoa học đầy đủ nhưng nhiều người vẫn cho rằng phương pháp này thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này, nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy, hôm nay Bí Quyết Khỏe Đẹp sẽ giải đáp câu hỏi: Có thai cạo gió được không? Để giúp chị em có đáp án đúng đắn nhất về phương pháp này.
Cạo gió, giác hơi là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi trên, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn một chút về phương pháp giải cảm được lưu truyền trong dân gian này. Đánh cảm, cạo gió là biện pháp điều trị từ xa xưa, còn được gọi là “biếm pháp”. Nó thuộc một trong 6 phương pháp điều trị của Đông y là: châm, biếm, cứu, thuốc, dưỡng sinh và xoa bóp. Riêng với biếm pháp gồm có: cạo gió, đánh cảm, chích lễ, bầu giác.
Tác dụng trong Y học của cạo gió là đã thông kinh mạch, giúp lưu thông khí huyết. Thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải qua da, làm giãn cơ, giảm thiểu mệt mỏi. Đồng thời, cạo gió còn giúp cân bằng âm dương. Với những công dụng như vậy, đây là một phương pháp được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và loại cảm, không phải ai cũng có thể cạo gió.
Bài liên quan: |
Vậy phụ nữ có thai cạo gió được không?
Phụ nữ mang thai có cạo gió được không?.. Đây là hàng loạt câu hỏi mình nhận được nhiều nhất trong tuần. Vấn đề này dù không phải là mới, nhưng rất nhiều chị em chưa thực sự biết rõ.
Trong thời kỳ mang thai, Bác sĩ thường khuyên các mẹ bầu không nên dùng thuốc trong thời gian này. Tránh ảnh hưởng không tốt đến em bé. Thế nhưng, giai đoạn mang thai, mẹ “dồn” hết hệ miễn dịch để bảo vệ cho bé con của mình. Do đó, bà bầu rất dễ bị cảm. Vì vậy, nhiều người hay tìm đến các phương pháp dân gian để điều trị. Trong đó có phương pháp cạo gió (đánh gió). Vậy bà bầu có được đánh gió không?
Lời giải đáp như sau:
❈ Đối với phụ nữ mang thai, KHÔNG được cạo gió cho bà bầu. Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh (Bệnh viện phụ sản Hùng Vương): “Việc cạo gió cho phụ nữ mang thai, sẽ gây ra kích ứng quá mạnh và ảnh hưởng đến thai nhi”.
❈ Cụ thể hơn, khi dùng lực mạnh để cạo ra gió, sẽ làm vỡ mạch máu và xuất huyết dưới da. Điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của “bé con”. Không chỉ có mẹ bầu, trẻ em cũng là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Chính vì vậy, bà bầu và trẻ em tuyệt đối không được cạo gió để trị cảm nha!
Bí Quyết Khỏe Đẹp xin khẳng định lại một lần nữa, mang thai tuyệt đối KHÔNG được cạo gió. Nếu mẹ bầu đang bị cảm, sốt, nên đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp. Đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc: Bầu có được giác hơi không? Các mẹ nên lưu ý nhé!
Những điều cấm kỵ khi cạo gió
Sau khi biết được phụ nữ có thai có cạo gió được không bạn sẽ có phương pháp tốt hơn chăm sóc sức khỏe mẹ và em bé trong bụng mình tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người bình thường nếu sử dụng phương pháp này để trị bệnh thì cũng nên cân nhắc. Bởi tuy cạo gió là một phương pháp quen thuộc, nhưng bạn cần tuân theo một số lưu ý khi cạo gió. Nếu thực hiện sai phương pháp, đối tượng sẽ dẫn đến những tác hại “khôn lường” đến sức khỏe. Vậy nên, bạn hãy chú ý một số điều sau với phương pháp này:
✪ Đối tượng không được cạo gió
✮ Trẻ em.
✮ Bà mẹ mang thai và cho con bú.
✮ Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp,..
✮ Người mắc bệnh về máu như bạch cầu, giảm tiểu cầu…
✮ Người bị suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề…
=> Có thể bạn quan tâm: Sinh mổ có nằm than được không? Các mẹ phải đọc ngay
✪ Lưu ý phải nhớ khi muốn cạo gió
❖ Không được tự ý cạo gió các vị trí trên cơ thể. Vị trí cạo gió thông thường là dọc hai bên cổ gáy, dọc hai bên cột sóng và tỏa ra mạng sườn kín hết diện lưng, kín hết diện vai. Không được “sáng tạo” các vị trí khác, KHÔNG được cạo gió sống lưng.
❖ Phải chọn nơi kín gió đều thực hiện, người bệnh cảm mạo nằm thư giãn toàn thân.
❖ Phải sát trùng, xử lý sạch dụng cụ cạo gió. Đồng thời, không nên cạo quá lâu và dùng lực mạnh. Dễ làm cho bệnh nhân bị trầy xước da, xuất huyết, đau đớn nhiều ngày.
❖ Nên cầm thẳng dụng cụ cạo gió, cầm nghiêng rất dễ làm xuất huyết.
❖ Sau khi cạo gió xong, không nên để bệnh nhân ra ngoài liền vì rất dễ bị cảm lại.
❖ Không được sử dụng dầu xoa có chứa tinh dầu bạc hà (menthol). Tinh dầu này bốc hơi nhanh, rất dễ gây lạnh vùng được xoa dầu.
❖ Không dùng vật sắc nhọn, cứng để cạo gió. Bên cạnh đó, sau khi cạo gió không được ăn đồ lạnh.
❖ Ngoài ra, nếu muốn sử dụng phương pháp cạo gió. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ cách thức cạo gió, khi nào mới được cạo gió. Vì không phải loại cảm nào cũng đánh gió như nhau. Tốt nhất, nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Có thai cạo gió được không? Chắc chắn là KHÔNG bạn nhé! Mong rằng chị em lưu ý để có một sức khỏe thật tốt cho cả mẹ bầy, lẫn em bé nè!
Chúc bạn luôn vui khỏe mỗi ngày!