Rất nhiều ý kiến cho rằng nghệ rất tốt trong việc điều trị vết thương. Tuy nhiên, nên sử dụng lúc nào là hợp lý và có nên bôi nghệ vào vết thương hở hay không?
Contents
#Thực hư: Có nên bôi nghệ vào vết thương hở?
Nghệ, mật ong và một số nguyên liệu từ thiên nhiên khác với đặc tính kháng khuẩn có khả năng làm lành và làm dịu vết thương một cách an toàn, hiệu quả. Thế nhưng, chúng ta nên bôi lên trong tình trạng vết thương như thế nào? Hãy cùng Bí Quyết Khỏe Đẹp đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Có nên bôi nghệ vào vết thương hở” không nhé!
Theo các thạc sĩ, Lương Y, hay các quan niệm của dân gian, nghệ vàng mang rất nhiều tác dụng chữa lành vết thương nhờ vào những dưỡng chất mà chúng sở hữu, một trong số đó là khả năng tiệt trùng da. Thế nhưng, khi vết thương còn hở miệng, bôi nghệ sẽ rất dễ gây nên tình trạng dị ứng, đôi khi khiến vết thương thêm trầm trọng, gây lở loét hoặc xót da.
Cách bôi nghệ tươi vào vết thương để giúp làm lành, ngừa sẹo hiệu quả
Nhiều nghiên cứu cho hay, nghệ chứa rất nhiều tinh chất như Vitamin E, C, B1, B3… mang tác dụng kích thích vết thương lành liền một cách nhanh hơn, thế nhưng, chỉ có tác dụng với những vết thương nhỏ và nhẹ, chứ không hiệu quả tối đa với những vết thương lớn. Một số người có cơ địa dị ứng với nghệ, lúc này bạn không nên sử dụng vì sẽ khiến tình trạng trở nên xấu hơn. Nếu bạn bôi nghệ khi vết thương chưa kéo da non, chúng sẽ gây ngứa, loét vết thương.
Tốt nhất bạn chỉ nên bôi nghệ khi vết thương đã kéo da non, và điều này góp phần hạn chế tối đa tình trạng sẹo lồi, sẹo lỗ xuất hiện sau tổn thương.
»» Bạn nào thường xuyên sử dụng nghệ tươi để đắp mặt thì hãy xem ngay bài viết: Những sai lầm làm hại da khi bôi nghệ tươi lên mặt qua đêm
“Có nên bôi nghệ vào vết thương hở” ? Câu trả lời là KHÔNG! Vậy vết thương hở nên bôi gì?
Rất nhiều những mẹo chăm sóc vết thương hở, vết bỏng tại nhà mà bạn có thể áp dụng, tuy nhiên dưới đây là những cách hiệu quả, an toàn nhất mà bạn có thể tùy thuộc vào tình trạng vết thương, nguyên nhân gây nên vết thương để áp dụng một cách tốt nhất.
Đối với mụn cũng vậy, nếu bạn vẫn thắc mắc rằng có nên bôi nghệ tươi vào mụn không, thì câu trả lời là chỉ bôi sau khi bạn nặn mụn xong thôi nhé. Điều này giúp hạn chế sẹo mụn rất tốt.
Thể theo tính khách quan, chăm sóc vết thương hở sẽ giúp bạn cầm máu , hạn chế nhiễm khuẩn, lây lan làm lành vết thương nhanh hơn cũng như hạn chế tối đa việc để lại sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm.
»» Hãy làm theo những cách sau đây để khi bị vết thương hở bạn nhé!
✪ Rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để khử trùng, điều này cực kì quan trọng, vừa giúp vi khuẩn không bị lây lan. Bên cạnh đó, hãy sử dụng găng tay nếu vết thương lớn, để tránh nhiễm khuẩn từ vết thương bạn nhé
✪ Hạn chế tối đa lượng máu mất đi bằng cách dùng một mảnh vải sạch đắp lên vết thương, hoặc ép miệng vết thương.
✪ Rửa vết thương bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn đặc trị để loại bỏ hoàn toàn những chất bẩn bám dính.
Những điều cần lưu ý không sử dụng cho vết thương hở
90% chúng ta sử dụng cồn để bôi lên vết thương hở, vì chúng giúp sát trùng, khử khuẩn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này là không nên, nhất là đối với những vết thương lớn, vì chúng gây xót, bỏng da ở thể nhẹ, gây tổn thương mạnh lên các tế bào hạt, nguyên bào sợi.. khiến vết thương lâu lành hơn.
Tóm lại, đáp án cho câu hỏi “Có nên bôi nghệ vào vết thương hở” không đã được Bí Quyết Khỏe Đẹp trả lời bạn một cách hoàn chỉnh và đầy tính thuyết phục. Nghệ mang tính sát trùng cao, có khả năng làm lành sẹo hiệu quả, tuy nhiên, chúng chỉ phát huy tác dụng khi bạn sử dụng đúng cách. Tuyệt đối không sử dụng nghệ lên vết thương hở. Đừng quên rửa thật sạch nghệ cũng như vết thương đã lên da non của bạn để hạn chế tối đa việc nhiễm trùng bạn nha.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy Comment bên dưới nhé, hoặc nếu bạn có những ý kiến riêng, cũng hay cho mình và những độc giả được biết nha.