Tại sao bà bầu không nên tắm nước nóng là thắc mắc của khá nhiều phụ nữ mang thai. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này, đảm bảo về sức khỏe, Bí quyết khỏe đẹp sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật.
Trong thời điểm mang thai, mẹ bầu phải hết sức cẩn thận vì không chỉ là sức khỏe của bé con, mà còn cho sức khỏe của chính mình. Do đó, có hàng loạt những vấn đề mẹ bầu không nên làm trong lúc này, bao gồm cả việc tắm nước nóng. Vậy tại sao bà bầu không nên tắm nước nóng? Tắm thì có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai? Mọi câu hỏi của bạn đều được Bí quyết khỏe đẹp trả lời cụ thể ở phần tiếp theo.
Contents
[Giải đáp] Tại sao bà bầu không nên tắm nước nóng?
Dù chỉ đơn giản là đi tắm nhưng vẫn có rất nhiều vấn đề mẹ bầu cần lưu ý. Nhất là với việc bà bầu nên tắm nước nóng hay lạnh. Bởi việc được tắm nước ấm cũng là một hình thức thư giãn mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì tắm nước nóng là việc cần lưu ý.
Lý giải vì sao mẹ mang bầu không nên tắm nước nóng
Tắm nước nóng sẽ dẫn đến tăng thân nhiệt cho mẹ bầu
Mẹ bầu khi tắm nước quá nóng sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu tiếp xúc với nước quá nóng, mẹ bầu có thể bị bỏng da và cả em bé cũng bị có nguy cơ bị ảnh hưởng. Cụ thể là lúc tắm nước nóng, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng lên. Đối với người bình thường, điều này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay. Nhưng đối với mẹ bầu, trong lúc mang thai mà nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, tăng thân nhiệt thì sẽ dẫn đến việc em bé có thể gặp nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, thời điểm mang thai 3 tháng đầu tiên, đây là thời điểm các cơ quan của bé con đang phát triển. Do đó, khi tăng thân nhiệt, tủy sống + não sẽ là 2 cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất, gây ra một số dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh.
Nếu các mẹ thích đến spa nước nóng hay phòng xông hơi khô cũng nên cẩn thận. Bởi, nguy cơ bị quá nhiệt trong buồng xông hơn còn cao hơn khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đồng thời, các địa điểm này thường xuyên duy trì ở nhiệt độ cao liên tục. Thế nên, phòng xông hơi khô, spa nước nóng không an toàn cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
Tắm nước nóng khi mang thai có thể làm giảm huyết áp
Bên cạnh đó, khi chị em mang bầu nếu tắm bằng nước quá nóng cũng dẫn đến việc giảm huyết áp. Vì thế, lưu lượng máu từ mẹ bầu đến bào thai sẽ bị giảm và gây nguy hiểm dù là ở giai đoạn nào chăng nữa. Vậy nên, trong suốt thai kỳ, mẹ mang thai cần tránh hiện tượng giảm huyết áp. Hơn nữa, nhiệt độ nước quá nóng sẽ dễ làm bà bầu bị hoa mắt, chóng mặt, mất nhận thức tạm thời vì oxy lên não bị chậm lại. Do vậy, bà bầu có thể bị té ngã ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Tổng hợp các lưu ý khi tắm cho mẹ bầu
Bên cạnh các tác hại nêu trên, việc tắm nước ấm vừa đủ cũng rất có lợi. Điều này giúp làm giảm cơn đau, còn giúp cho mẹ bầu thư giãn, bớt căng thảng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý một số điều như sau:
- Không nên tắm nước quá nóng, đồng thời nên tránh ngâm mình trong nước nóng. Vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ C trong hơn 10 phút. Do vậy, mẹ bầu nên lưu ý là không nên tắm quá lâu, hạn chế tắm bồn.
- Trước khi tắm, chị em cần phải kiểm tra nhiệt độ kỹ càng bằng khuỷu tay hoặc cẳng tay. Ngoài ra, nếu thấy rằng da bị ửng đỏ, bắt đầu đổ mồ hôi thì do nước đã quá nóng. Một cách an toàn nhất là mẹ bầu có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra, hoặc dùng nhiệt kế được sử dụng trong bồn tắm của trẻ em để đo nhiệt độ nước tắm. Nếu nhận thấy nước quá nóng thì nên ra khỏi và điều chỉnh lại nhiệt độ nước ngay. Nên tắm với nhiệt độ nước vừa đủ ấm là được. Bên cạnh đó, nên đi dép chống trơn trượt để tránh bị té ngã do sàn nước nhà tắm trơn.
Hỏi đáp – Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Ngoài câu hỏi tại sao bà bầu không nên tắm nước nóng, đây cũng là thắc mắc được nhiều chị em để tâm. Đối với câu hỏi này, chị em nên kỳ bụng một cách nhẹ nhàng, tránh kỳ mạnh trong lúc mang thai. Bởi có thể ảnh hưởng đến vị trí hình thành của bào thai nếu kỳ cọ quá mạnh.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh rốn, vùng da bụng trong thời điểm này cũng nên cẩn thận. Vì lấy chất bẩn ở rốn mang đến nguy cơ gây xướt da, nhiễm trùng và thậm chí là có nguy cơ sảy thai. Vậy nên, để đảm bảo an toàn nhất, mẹ chỉ nên dùng tăm bông để vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ bộ phận rốn. Và dùng khăn mềm để lau nhẹ bụng của mình thôi nhé!
Hỏi đáp – Bà bầu nên tắm vào lúc nào? Bà bầu tắm đêm bụng có to không?
Thời gian lý tưởng nhất để chị em mang thai đi tắm là vào buổi chiều tối, trước 19h khi đã kết thúc ngày làm việc. Chị em nên hạn chế tắm sáng. Nếu tắm vào thời điểm này, không nên vừa mới ngủ dậy, chưa ăn sáng mà đi tắm với cái bụng rỗng. Cần phải ăn sáng đầy đủ, sau đó khoảng 2 tiếng thì mới nên đi tắm. Đồng thời, KHÔNG tắm vào lúc đêm khuya, lúc cơ thể mệt mỏi, mới đi nắng về, lúc ăn quá no hoặc quá đói, lúc mới tập thể dục xong chưa ráo mồ hôi.
Đối với câu hỏi bà bầu tắm đêm bụng có to không? Chưa có bất kỳ một minh chứng khoa học nào cho thấy rằng quan niệm này là đúng. Tuy nhiên, việc tắm đêm hay tắm quá khuya dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu. Chứ không chỉ là quan niệm bụng có to hay không. Tắm đêm bằng nước lạnh có thể làm tăng huyết áp, chóng mặt, hoa mắt… hoặc thậm chí là đột quỵ. Chưa dừng lại ở đó mà còn ảnh hưởng đến em bé. Do đó, mẹ bầu không nên tắm đêm. Nên tắm trước 7h tối nhé!
Trên đây là lý giải về câu hỏi tại sao bà bầu không nên tắm nước nóng. Đừng quên tham khảo thêm nhiều lưu ý khác khi tắm để đảm bảo an toàn trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nha!
Xem thêm: