Nàng đang vô cùng lo lắng không biết nuốt tinh trùng có bị chậm kinh không? Vấn đề này sẽ được Bí quyết khỏe đẹp lý giải cặn kẽ trong bài viết hôm nay.
Với mỗi cuộc yêu, nhiều cặp đôi có sở thích quan hệ bằng miệng và việc nuốt tinh trùng là việc hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều nàng băn khoăn không biết uống tinh trùng có sao không hay nuốt tinh trùng có bị chậm kinh không? Đừng quá lo lắng, Bí quyết khỏe đẹp đã tổng hợp các thông tin quan trọng ở phần tiếp theo.
Contents
Đi tìm đáp án – Nuốt tinh trùng có bị chậm kinh không?
Thành phần trong tinh dịch chủ yếu là nước (chiếm hơn 80% tổng thành phần cấu tạo). Bên cạnh nước thì cũng có một số chất được tìm thấy trong tinh dịch như protein, canxi, kẽm, cùng các loại axit amin và glucose. Nhìn chung thì các thành phần này không gây hại cho cơ thể. Vậy liệu nuốt tinh trùng có gây ra chậm kinh hay mang thai?
Tìm hiểu tác dụng của tinh trùng đối với phụ nữ
Trước tiên, admin sẽ cung cấp một số lợi ích khi nuốt tinh trùng. Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế việc uống tinh trùng cũng có một số lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như oxytocin và progesterone có trong tinh trùng có tác dụng giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi, giảm nguy cơ trầm cảm. Bên cạnh đó, tinh trùng còn chứa một lượng melatonin và chất này giúp bạn sẽ ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, tinh dịch điều tiết cân bằng Adrenaline đem đến tác dụng thư giãn, co bóp cơ bắp thường xuyên. Từ đó cũng làm cho hệ miễn dịch được duy trì ở trạng thái tốt.
Nhiều chị em còn truyền tai nhau rằng nuốt tinh trùng còn có tác dụng làm đẹp da, đặc biệt là khi dùng làm mặt nạ với nhiều loại trái cây. Nhưng thực tế, chưa có tài liệu nào chứng minh cho tác dụng này. Tuy nhiên, nàng cần lưu ý rằng việc dùng tinh trùng đắp mặt nạ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi mặt có các vết thương hở, bị mụn trứng cá…
Nguy cơ tìm ẩn khi nuốt tinh trùng
Mặc dù việc ăn tinh trùng có lợi ích. Tuy nhiên, việc tiếp nhận tinh trùng qua đường miệng cũng mang đến một số rủi ro. Bạn có thể bị mắc các bệnh xã hội hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Cụ thể, bạn có thể gặp một số tình trạng nguy hiểm như sau:
- Tinh dịch của người nam có thể chứa vi khuẩn do nước tiểu còn đọng lại ở niệu đạo. Với những anh chàng bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì số lượng vi khuẩn có trong tinh dịch cũng rất cao. Vì vậy, khi nuốt tinh trùng, vi khuẩn sẽ được đưa trực tiếp vào đường tiêu hóa gây ra các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
- Trong một số trường hợp, nuốt tinh trùng có thể gặp tình trạng sốc phản vệ, đau đầu nôn mửa…
- Dù hiếm nhưng cũng có thể gặp trường hợp dị ứng với tinh trùng với những biến chứng nguy hiểm.
- Nếu người nam mắc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs). Thì việc ăn tinh trùng cũng tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh này. Chẳng hạn như HIV, lậu, sùi mào gà, giang mai,…
- Nuốt tinh trùng cũng tăng nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe như viêm gan B, ung thư vòm họng…
Nuốt tinh trùng có gây chậm kinh hay mang thai?
Đối với tình trạng chậm kinh, có vô số các nguyên nhân gây ra. Thậm chí là có thể do bạn quá lo lắng, căng thẳng, có sự thay đổi về cân nặng… cũng khiến chậm kinh. Vì vậy, không thể khẳng định rằng bạn đang chậm kinh là do nuốt tinh trùng.
Bên cạnh đó, nhiều nàng cũng lo lắng đến việc xuất tinh vào miệng có mang bầu hay không? Thực tế thì bạn KHÔNG phải băn khoăn về vấn đề này. Vì quá trình thụ thai chỉ xảy ra khi tinh trùng gặp trứng ở tử cung của người nữ mà thôi. Do đó, việc uống tinh trùng bằng miệng sẽ không gây mang thai.
Vậy mang bầu có nuốt tinh trùng được không? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, trong thời gian mang bầu chị em không nên nuốt tinh trùng nhé! |
Trên đây là chi tiết đáp án nuốt tinh trùng có bị chậm kinh không? Nếu có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời bạn nhé!
P/S: Đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng về quan hệ tình dục, cách quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cả hai bên.
THEO DÕI THÊM