Với những cách làm trẻ không đòi bế này sẽ giúp các mẹ tránh khỏi tình trạng trẻ sơ sinh cứ đặt xuống là khóc hay trẻ gắt ngủ đòi bế, để giúp bạn dễ nuôi dạy con hơn.
Hẳn là không ít các bậc bố mẹ luôn ĐAU ĐẦU về việc các bé hay quấy khóc đòi bế, đây là một tình huống vô cùng thường gặp mà bất kỳ bố mẹ nào cũng đã từng trải nghiệm. Sau đây là một vài thông tin hữu ích đến các mẹ để cùng nhau tìm cách làm trẻ không đòi bế hiệu quả nhé!
Hãy cùng trải lòng cùng các mẹ khi đang phải đối mặt với tình trạng con quấy khóc đòi bế ẵm qua Bài thảo luận tại Webtretho
#Những nguyên nhân khiến trẻ hay đòi bế
Thông thường trẻ đòi bế vì còn lạ lẫm với môi trường xung quanh và muốn có cảm giác an toàn. Nhưng về lâu dần nếu không được “cai nghiện”, việc bế bồng sẽ dày đặc hơn. Và trở thành thói quen xấu khiến các bé luôn quấy khóc hoặc quá bám mẹ. Trước khi tìm được cách làm trẻ không đòi bế, bố mẹ nên xem những khi nào là cần bế trẻ nhất:
➤ Trẻ đang sợ hãi điều gì đó: Đôi khi những vật dụng hoặc hiện tượng nào đó ở gần làm cho các bé thấy thiếu an toàn. Mẹ hãy thử đặt bé ở một nơi khác và xem thử phản ứng của bé.
➤ Trẻ đang đói: Đây là nguyên nhân dễ phát hiện nhất vì bé thường cáu gắt, khóc to. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ cần chú ý đến giờ giấc dinh dưỡng của bé, để ý khi bé chép miệng liếm môi. Các mẹ cũng nên chú trọng việc pha sữa vì sữa loãng hoặc lượng sữa ít cũng dễ khiến các bé khóc mặc dù đã được cho bú.
➤ Trẻ cần được thay tã: Ngoài khi đói ra thì miếng tã bẩn còn là nguyên nhân khiến bé rất khó chịu do làn da em bé rất nhạy cảm. Các mẹ nhớ thường xuyên kiểm tra tã để kịp thời thay cho các bé được thoải mái nhất nhé!
➤ Khi trẻ buồn ngủ: Dụi mắt, cau mày, gãi tai, mặt đỏ, cáu gắt là các biểu hiện của việc bé gắt ngủ đòi bế. Lúc này các mẹ hãy nhẹ nhàng ôm và vỗ về để bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Tránh việc bồng bế quá lâu trong lúc ngủ lại hình thành thói quen xấu cho bé.
➤ Khi trẻ có vấn đề sức khoẻ: Nóng sốt, côn trùng cắn, mọc răng,.. đều là những thứ làm bé khó chịu quấy khóc không ngừng. Vì sức đề kháng ở trẻ nhỏ còn yếu nên bố mẹ hãy thận trọng theo dõi để phát hiện kịp thời tình trạng của bé.
»» Bạn cũng nên lưu ý: Trẻ sốt có nên uống kháng sinh hay không?
Tình trạng này chỉ kéo dài cho tới khi các bé đến 18 – 24 tháng tuổi sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nếu con không có dấu hiệu bất thường nào thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi tất cả trẻ em đều cần trải qua giai đoạn căng thẳng về tâm lý theo từng lứa tuổi. Và khóc là một biểu hiện giúp bé giải tỏa những điều khó chịu này.
#Chia sẻ cách làm trẻ không đòi bế – các mẹ nên áp dụng ngay
Tập cho trẻ sơ sinh không đòi bế là điều quan trọng để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con. Bởi việc bế quá nhiều ngoài ảnh hưởng trẻ. Mẹ còn là người bị ảnh hưởng không ít. Các mẹ sẽ luôn trong tâm trạng không bao giờ yên lòng khi nghe tiếng con khóc.
Hơn nữa, trẻ cứ bện hơi mẹ làm cho mẹ khó bắt nhịp lại cuộc sống thường ngày sau sinh. Nặng hơn là trầm cảm và stress khi mẹ nghe tiếng quấy khóc ở trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ hết bện hơi mẹ? Cách rèn trẻ sơ sinh không đòi bế nào hiệu quả? Theo các bác sĩ ở bệnh viện Vinmec thì đây là cách tập cho trẻ sơ sinh không đòi bế:
✪ Nên hạn chế bế trẻ ngay từ những ngày đầu mới sinh trừ những lúc thật cần thiết để tránh trẻ bám mẹ.
✪ Đặt trẻ xuống giường cho bé tự chơi với những đồ chơi có sẵn. Mẹ chỉ ngồi gần, quan sát và chơi cùng trẻ. Cho trẻ mạnh dạn hơn, tiếp xúc với những cái mới mẻ. Việc này sẽ dễ dàng giúp trẻ thích nghi hơn với cuộc sống hàng ngày. Và không sợ hãi khi không có người lớn ở bên cạnh.
✪ Nếu đang bế trên tay nhưng thấy bé có biểu hiện buồn ngủ. Mẹ nên đặt bé xuống giường hoặc nôi cho bé tập quen dần dần.
✪ Mẹ nên để bé “cai từ từ không vội vàng”. Vì quá đột ngột sẽ làm cho bé hụt hẫng, thất vọng hay hoảng loạn. Việc này cần phải có thời gian và bạn cần cho bé làm quen.
Hãy nên cân bằng thời gian bế trẻ và luôn tập cho trẻ thói quen tự chơi, tự ngủ một mình khi còn nhỏ. Điều này giúp có lối sống khoa học giúp ích cho cuộc sống của trẻ sau này. Đây là cách dạy trẻ sơ sinh không đòi bế hiệu quả.
Tuy vậy các bậc bố mẹ phải luôn chú ý đến trẻ, dẫu rằng đang tập tách bé khỏi mẹ. Nhưng vẫn phải luôn an ủi vỗ về để trẻ không quá “sốc” mà có thể tập làm quen với môi trường xung quanh. Có thể chơi cùng ông bà khi bố mẹ vắng nhà.
Mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp các mẹ bớt được nỗi lo lắng khi bé khóc gắt đòi bế. Vừa có thể dễ dàng trở lại nhịp sống thường ngày vừa chăm sóc được cho trẻ một cách hợp lý. Hãy thử tham khảo và áp dụng từ bài viết này để các mẹ có cách làm trẻ không đòi bế phù hợp nhất nhé!